Wednesday, July 29, 2009

Chính sách đu dây - Lữ Giang

Trong những tháng qua, những biến động tại Biển Đông do Trung Quốc gây ra đang được dư luận thế giới quan tâm. Nhiều bài phân tích khách quan (không nhắm tố cộng) chung quanh câu hỏi “Trung Quốc định làm gì?” của một số chuyên gia về sách lược của Trung Quốc ở Biển Đông đã giúp cho chúng ta thấy rõ hơn những chiến thuật mà Bắc Kinh và Washington đang theo đuổi để chi phối vùng Đông Nam Á. Đây là những đòn cân nảo.

PHẢN ỨNG CỦA NHÂN GIAN

Hiện nay, cộng đồng người Việt tỵ nạn ở hãi ngoại đang phát động chiến dịch tố cáo Trung Cộng cướp nước và Việt Cộng hèn nhát. Nhiều người đã la lên rằng với lối xử sự của CSVN hiện hay, Việt Nam có thể bị lọt vào tay của Trung Quốc...

Tuy nhiên, cho đến nay, trọng tâm của chiến dịch cũng chỉ là những đòn cố hữu đã được xử dụng từ 34 năm qua như ra tuyên ngôn tuyên cáo, tổ chức hội thảo, biểu tình, v.v. Chưa một tổ chức nào đưa ra một giải pháp hay một đề nghị có thể cứu nguy đất nước. Có một số người đã đòi hỏi nhà cấm quyền CSVN phải kiện Trung Quốc để lấy lại các phần lãnh thổ đã mất. Nhưng nhiều lần chúng đã dẫn chiếu luật pháp quốc tế để cho độc giả thấy rằng đây là một đòi hỏi không thể thực hiện được.

1.- Kiện trước Pháp Viện Quốc Tế: Muốn kiện trước Pháp Viện Quốc Tế phải hội đủ hai điều kiện sau đây: (1) Chủ thể đứng đơn kiện phải là một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. (2) Hai bên tranh tụng phải đồng ý sẽ thi hành phán quyết của Tòa. Như vậy khi Trung Quốc tuyên bố sẽ không thi hành phán quyết của Toà, nội vụ không thể giải quyết được.

2.- Kiện tại Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa: Ủy Ban này sẽ cứu xét việc ấn định thềm lục địa mở rộng (quá 200 hải lý) của quốc gia ven biển và đưa ra các khuyến cáo. Tuy nhiên, khi có sự tranh chấp về biên giới với nước đối diện hay gần kề, Ủy Ban sẽ không giải quyết (điều 9, Phụ đính II của Luật Biển LHQ năm 1982). Hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam đang tranh chấp về thềm lục địa nới rộng nên Ủy Ban sẽ không giải quyết được.

3.- Khiếu nài trước Hội Đồng Bảo An LHQ: Đây cũng là một nỗ lực vô ích vì tại Hội Đồng Bảo An LHQ, Trung Quốc có quyền phủ quyết.

Khi cơ hội tranh tụng trước các cơ quan tài phán quốc tế không có, mọi bằng chứng về pháp lý và lịch sử mà người Việt thường rêu rao lớn tiếng đều trở nên vô dụng.

Nhìn lại, chúng ta thấy cộng đồng người Việt hải ngoại có tinh thần chống cộng rất cao nhưng thiếu những bộ ốc (think tank) có thể nhìn thấy rõ những gì đang xẩy ra, mục tiêu và các giải pháp mà các cường quốc đang theo đưổi, các sách lược có thể dùng để bảo vệ đất nước… Họ chỉ thích đánh phèng la và coi đó là giải pháp tốt nhất.
DU DÂY GIỮA LIÊN SÔ VÀ TRUNG QUỐC

Trong chiến tranh Việt Nam, Hà Nội đã áp dụng chính sách du dây giữa Liên Sô và Trung Cộng để được sự giúp đỡ của cả hai bên. Nhưng chính sách đu dây này đôi khi cũng đã đưa tới những thảm hoạ cho đất nước. Ngày nay, Hà Nội đang áp dụng chính sách đu dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ để sinh tồn, nhưng đang bị Trung Quốc “dạy cho một bài học”.

Trong cuộc chiến tranh Việt – Pháp từ 1946 đến 1954, Trung Cộng đã huấn luyện và trang bị đầy đủ cho bộ đội Việt Minh để đánh Pháp, với mục tiêu mà Mao Trạch Đông đã xác định: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Châu Á bao gồm miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malaysia và Singapore... Một vùng như Đông Nam Châu Á rất giàu, ở đây có nhiều khoáng sản... xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy...”

Sau khi chiếm được miền Bắc, Đảng CSVN bị bắt buộc phải đi theo đường lối “cải tạo xã hội chủ nghĩa” của Mao Trạch Đông với cuộc cải cách rộng đất đẩm máu, đưa miền Bắc vào những ngày cùng khốn.

Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, Hà Nội đã đu dây giữa Liên Sô và Trung Quốc để nhận được viện trợ tối đa của cả hai bên.

Sau khi Đảng CSVN chiếm được miền Nam Việt Nam, sự mâu thuẫn giữa Liên Sô và Trung Quốc ngày càng trở nên trầm trọng, và Hà Nội đã ngã về phía Liên Sô. Đại hội Đảng CSVN lần IV vào tháng 12/1976 đã loại dần các phần tử thân Trung Quốc. Sau đó, Lê Duẫn cho áp dụng đường lối “cải tạo xã hội chủ nghĩa” theo kiểu Stalinist, đưa đất nuớc tới bờ vực thẳm.

Campuchia được Trung Quốc yểm trợ để quấy phá Việt Nam. Ngày 25.12.1978, bộ đội VN bắt đầu mở cuộc tấn công qua Campuchia. Trung Quốc phản ứng bằng cách lên kế hoạch cho cuộc chiến biên giới. Trong khi đi thăm Mỹ, Đặng Tiểu Bình thông báo cho chính quyền Tổng Thống Carter rằng Việt Nam sẽ phải trả giá.

Ngày 17.2.1979, Trung Quốc đã tấn công toàn tuyến biên giới Việt – Trung trên đất liền thuộc 6 tỉnh phía Bắc của Việt Nam với qui mô 20 sư đoàn bộ binh, để “dạy cho Việt Nam một bài học”, gây tổn thất lớn cho Việt Nam. Tiếp theo, Trung Quốc đã áp dụng biện pháp tung hàng lậu của Trung Quốc vào cả bốn mặt biên giới của Việt Nam, bán với giá rẻ mạt với mưu toan làm sụp đổ nền kinh tế Việt Nam. Nhưng Hà Nội đã gặp được may mắm khi các chế độ cộng sản ở Liên Sô và Đông Âu bổng nhiên sụp đổ, Bắc Kinh phải bỏ qua những tranh chấp, nối lại “tình hữu nghị đời đời bền vững” với Việt Nam để tạo thành cái thế liên hoàn bảo vệ thành trì của chủ nghĩa cộng sản còn lại.

ĐU DÂY GIỮA MỸ VÀ TRUNG QUỐC

Sau khi đẩy mạnh cuộc phát triển kinh tế và trở thành một cường quốc quốc kinh tế. Trung Quốc bắt đầu củng cố và xây dựng lực lượng Hải Quân để khống chế Biển Đông. Trung Quốc đã thiết đặt môt căn cứ tiềm thủy đĩnh mới, ngầm dưới mặt đất, ở mỏm cực Nam của đảo Hải Nam, sát với những thủy lộ huyết mạch của vùng Đông Nam Á.

1.- Giành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Với lực lượng hải quân hùng mạng, Trung Quốc đã xâm chiếm và tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam:

- Ngày 19/1/1974, dùng hải quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa;
- Ngày 14/3/1988, chiếm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa;
- Ngày 14/4/1988, tuyên bố sát nhập 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào tỉnh Hải Nam.
- Ngày 2/12/2007, Quốc Vụ Viện Trung Quốc thành lập cơ quan hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam để trực tiếp quản lý ba quần đảo: Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa).
- Trung Quốc đã vạch một Đường Lưỡi Bò bao quanh Biển Đông và coi vùng nằm trong đường lưỡi bò đó là lãnh hải của Trung Quốc.

Trong một bài dưới nhan đề “Biển Đông: Những điều hoang đường và sự thật của đường lưỡi bò”, Tướng Daniel Schaeffer, nguyên Tùy Viên Quốc Phòng của Pháp tại Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan, cho biết Đường lưỡi bò xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng năm 1947, trong một tập bản đồ tư nhân dưới dạng một đường nét liền được vẽ bằng tay. Những tấm bản đồ về Biển Đông và về đường lưỡi bò mà chúng ta có thể tìm thấy đều được phát hành sau năm 1950, tức sau khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc ra đời. Ngày 25.2.1992 Trung Quốc ban hành đạo luật coi Biển Đông là một phần lãnh thổ của Trung Quốc.

Nhà cầm quyền CSVN cũng đã đưa ra những quyết định tương tự để xác nhận chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo nói trên:

- Ngày 9.12.1982 ban hành Quyết định số 193-HĐBT thành lập huyện Trường Sa bao gồm toàn bộ khu vực quần đảo Trường Sa và đặt trực thuộc tỉnh Đồng Nai. Đến ngày 28.12.1982, huyện Trường Sa được chuyển sang tỉnh Phú Khánh. Ngày 30.6.1989, sau khi chia tách tỉnh Phú Khánh, huyện Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa.

- Ngày 25.4.2009, Ủy Ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng công bố quyết định bổ nhiệm trực tiếp chủ tịch của 8 quận huyện, trong đó có huyện Hoàng Sa. Ông Đặng Công Ngữ, nguyên giám đốc Sở Nội Vụ thành phố, lãnh trách nhiệm này.

Tuy nhiên, các quy định hành chánh về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nói trên chỉ là những quy định “khống”, vì trong thực tế, hai quần đảo này đã nằm trong tay Trung Quốc.

2.- Du dây với Mỹ
Đứng trước áp lực của Trung Quốc, Hà Nội muốn liên kết với Hoa Kỳ về quân sự dưới một hình thức và giới hạn nào đó với hy vọng làm nhẹ áp lực này. Đây là một tiến trình tiệm tiến được thực hiện qua nhiều giai đoạn.
(1) Vào đấu tháng 12 năm 2007, Đô đốc Timothy Keating, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam. Hôm 13.12.2007. ông Robert Lucius, đại diện Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến của Hoa Kỳ ở Hà Nội nói với BBC: “Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam sớm có vai trò lớn hơn trong hợp tác an ninh trong vùng. Chúng ta đang ở thế kỷ 21 và giải quyết mọi việc một cách hòa bình. Xung đột sẽ chỉ làm phức tạp những lợi ích kinh tế mà tất cả các bên đều cùng có thể hưởng từ Biển Đông.”

(2) Hôm 26.6.2008, khi tàu bệnh viện Mercy của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam, Phó Đô Đốc Doug Crowder, Tư lệnh các lực lượng Hải Quân của Hoa Kỳ trong vùng Tây Thái Bình Dương và khắp vùng Ấn Độ Dương, nói rằng ông đã có một buổi nói chuyện thân mật với Phó Đô Đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Hải Quân Việt Nam. Đôi bên đã thảo luận chuyện phát triển giao tiếp giữa Hải Quân hai nước. Ông cho biết Việt Nam dường như đã sẵn sàng diễn tập Hải Quân với Mỹ.

(3) Ngày 15.7.2008, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ trích thuật tin của thông tấn xã AFP cho hay Hoa Kỳ đang củng cố các quan hệ quân sự với Cộng Sản Việt Nam, Lào và Cam Bốt như một phần của một quan hệ sâu đậm với vùng Đông Nam Á giữa cuộc tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc. Một viên chức cấp cao của Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết đây chỉ là một phần của việc mở rộng mối quan hệ toàn diện với vùng này.

(4) Hôm 21.8.2008 đại diện của Hải quân của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã tới thành phố San Diego của Hoa Kỳ trong khuôn khổ một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ để tham dự những cuộc trao đổi ý kiến về y tế giữa Hải Quân Hoa Kỳ và Hải Quân Việt Nam.

(5) Ngày 6.10.2008, Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mark Kimmitt đã cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Phạm Bình Minh mở cuộc họp báo ở Hà Nội. Trong cuộc họp báo này, Trợ Lý Kimmit tuyên bố: "Chúng tôi đã thảo luận phần lớn tới việc gìn giữ hòa bình, trợ giúp quân sự, trợ giúp an ninh, việc có thể bán những vũ khí gây chết người hoặc không gây chết người, và nhiều vấn đề hai bên cùng quan tâm."

(6) Hôm 23.4.2009, các viên chức quân sự cao cấp của Việt Nam đã viếng thăm lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.

(7) Hôm 23.7.2009, một thông cáo của Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội cho biết một cuộc họp giữa các sỹ quan cao cấp thuộc quân chủng Phòng Không Không Quân Việt Nam và Không Lực Hoa Kỳ đã diễn ra từ 21 đến 24.7.2009 nhằm "chia sẻ thông tin và chuẩn bị cho các hoạt động hợp tác trong tương lai". Thông cáo cho biết Tướng Utterback tuyên bố: "Quan tâm của chúng tôi tại các cuộc thảo luận này là xây dựng các quan hệ có ích cho tương lai".

Thiếu tá Nate Flint, một phi công lái C-17 chịu trách nhiệm giới thiệu về chương trình tập huấn của Không Quân Mỹ được trích lời nhận xét rằng cho dù lịch sử giữa hai nước có như thế nào, các sỹ quan không quân hai bên vẫn có thể trao đổi để học hỏi lẫn nhau.

Hiện nay, Việt Nam là nước có quân đội tại ngũ lớn nhất ở Đông Nam Á với khoảng 455.000 quân nhân vũ trang. Hoa Kỳ nhận thấy đây là một lực lượng có thể góp phần vào việc bảo vệ an ninh và quyền lợi của Mỹ ở Đông Nam Á,

LẠI DẠY CHO VIỆT NAM MỘT BÀI HỌC !

Trước đây, khi Lê Duẫn ngã hẵn về Liên Sô, Trung Quốc đã không để cho Việt Nam ngồi yên. Nay Hà Nội nghiêng về phía Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng phải có hành động.

Trong cuộc phỏng vấn của RFA ngày 24.7.2009, Giáo sư Trần Văn Đoàn dạy học ỏ Đại Học Quốc Lập Đài Loan đã phát biểu:

“Nhưng mà người Trung Quốc đã đọc thấy chiến lược của người Việt Nam chúng ta thành ra họ chận đánh trước. Thí dụ bây giờ họ cảnh cáo nước Mỹ hay cảnh cáo người Nhật, hay họ cố ý nhắm mắt để cho Bắc Hàn làm tới. Đó là cái gì? Đó là một cái để cảnh cáo những nước kia không được đi vào, và như vậy họ đã chặn con đường của Việt Nam đi trực tiếp hoặc càng thân mật hơn với các nước khác.”

Thật ra, Trung Quốc không chỉ cảnh cáo các nước liên kết với Việt Nam mà còn có những biện pháp thâm độc gây khó khăn cho Việt Nam. Trước đây, khi Hà Nội nghiêng về Liên Sô, Trung Quốc đã đem quân tấn công vào biên giới phía Bắc, phá nát 6 tỉnh trong vùng. Sau đó Trung Quốc tung hàng lậu vào với ý định làm sụp đổ nền kinh tế tồi tệ của Việt Nam. Ngày nay, Trung Quốc cũng đã xử dụng lại chiến thuật đó.

1.- Cảnh cáo các công ty khai thác dầu lửa
Ngày 20.7.2008, Bắc Kinh yêu cầu công ty ExxonMobil rút khỏi thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam vì cho rằng dự án xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Một nguồn tin nói ExxonMobil không thể phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc.

Trước đó, tập đoàn dầu khí khổng lồ BP vừa quyết định ngừng một dự án thăm dò dầu khí trong vùng biển có tranh chấp ngoài khơi Việt Nam. Ông David Nicholas, phát ngôn nhân của BP Plc, nói rằng hãng này thấy "nên ngừng kế hoạch khảo sát địa chấn tại lô 5.2 để cho các nước liên quan có cơ hội giải quyết vấn đề".

Hôm 15.7.2009, trong cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, ông Scot Marciel, Trợ lý Bộ Trưởng Ngoại Giao chuyên trách Đông Nam Á, cho biết Bắc Kinh đã cảnh báo các công ty dầu khí Mỹ và nước ngoài không làm ăn với Việt Nam trong khu vực tranh chấp, nếu không sẽ gặp khó trong việc kinh doanh với Trung Quốc.

2.- Phong tỏa Biển Đông
Trong khi Hoa Kỳ và Việt Nam họp về hợp tác an ninh Biển Đông, tờ Thời Báo Hoàn Cầu của Trung Quốc trích lời ông Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, nói rằng Trung Quốc có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với các hòn đảo ở vùng biển Nam Trung Hoa, bao gồm cả quần đảo Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa) cùng các vùng biển gần kề. Ông tuyên bố: “Việc cấm đánh bắt cá ở khu vực biển Nam Trung Quốc là một biện pháp hành chính thường lệ và hợp lý của Trung Quốc nhằm bảo vệ sự bền vững của nguồn hải sản trong khu vực này.”

Lúc đầu, Trung Quốc còn bắt tàu đánh cá của Việt Nam vì cho rằng các tàu này đã xâm phạm hải phận Trung Quốc và buộc các ngư dân phải nộp tiền chuộc mới được thả ra. Sau các cuộc tranh luận giữa đôi bên, Trung Quốc không còn bắt các tàu đánh cá của Việt Nam nữa, mà cho “tàu lạ” húc chìm các tàu đánh cá của Việt Nam.

3.- Tung hàng phá hoại kinh tế Việt Nam
Tờ “tuanvietnam. net” ở trong nước đã mô tả tình trạng hàng Trung Quốc nhập cảng vào Việt Nam và những hậu quả, bằng một câu ngắn gọn:

“Êm như mưa dầm, ồ ạt như lũ, hàng TQ đổ bộ vào VN, “quét” sạch hàng nội, moi túi người tiêu dùng. Con số nhập siêu hơn 11 tỷ USD năm qua đủ cho thấy các doanh nhân ta đang “thua trắng bụng”.

Một tiểu thương ở chợ Đồng Xuân, Hà Nội nói: “Bây giờ chính là thời nhà nhà xuống đường đi buôn hàng Trung Quốc”.

Báo vietbao.vn ngày 22.5.2009, dưới đầu đề “Hàng Trung Quốc: Bủa vây thị trường” đã cho biết như sau:

“Hàng hoá Trung Quốc hiện giờ đang thực sự bủa vây thị trường trong nước, từ thứ dễ nhìn thấy nhất là quần áo thời trang, giày dép cao cấp và rẻ bèo, cho đến các thiết bị gia dụng, hoa giả, hoá mỹ phẩm... Những ông chủ lớn chuyên nhập hàng Trung Quốc số lượng lớn đã bắt đầu xuất hiện tại chợ Đồng Xuân, chợ An Đông và các đường dây buôn bán đã bắt đầu “chảy”.

“Những hè phố có người bán đồ chơi, thì 99% là đồ chơi Trung Quốc. Những sạp bánh mứt Hà Nội, Đà Lạt, cũng nhập nhẹm rất nhiều “đặc sản địa phương” được nhập khẩu từ biên giới phía Bắc. Những xe bong bóng đủ sắc màu, những người bán dạo khắp hang cùng ngõ hẻm cũng chỉ toàn phân phối bánh kẹo Trung Quốc.”

Các báo khác đã liên tục đăng những bài báo động, chẳng hạn như «Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam», «Đương đầu với cuộc «tổng tấn công» của hàng Trung Quốc, Doanh nghiệp Việt Nam thua đau», v.v.

Một cán bộ của đội quản lý thị trường Quận 5, Sài Gòn, cho biết rất nhiều trường hợp bắt giữ hàng quần áo Trung Quốc, đa số các vụ xử phạt đều xoay quanh việc đánh tráo nhãn hàng. Theo thông báo của chi cục quản lý thị trường Đà Nẵng, trong thời gian gần đây đã phát hiện nhiều trường hợp hàng Trung Quốc tráo nhãn hàng thành hàng sản xuất từ Việt Nam!

Chắc chắn nhà cầm quyền Việt Nam đã thấy rõ thảm hoạ nói trên, nhưng chận đứng không phải là chuyện dễ vì ngoài các cửa khẩu chính thức, hàng được đưa vào khắp bốn vùng biên giới của Việt Nam. Hàng lại được bán phá giá, bán mà như cho... nên người dân thấy hàng đẹp và rẽ thì mua, không cần biết hàng đó từ đâu đến.

ĐI TÌM MỘT SINH LỘ

Các chuyên gia và các nhà chính trị đã phân tích tình hình tranh chấp tại Biển Đông, và đề nghị những giải pháp giải quyết chẳng hạn như: bắt chước kinh nghiệm của cha ông trong việc đối phó với Trung Quốc, phân chia vùng khai thác thương mại thay vì tranh chấp chủ quyền, đẩy mạnh sự liên kết giữa ASEAN và Mỹ để được sự che chở dưới cái dù của Mỹ, v.v.

1.- Theo kinh nghiệm của cha ông
Trong cuộc phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do ngày 24.7.2009 về đề tài “Việt Nam cần làm gì trước thái độ lấn lướt của Trung Quốc?”, Giáo sư Trần Văn Đoàn dạy học ỏ Đại Học Quốc Lập Đài Loan có đề nghị:

“Tôi không nói để bảo vệ nhà nước Việt Nam nhưng thực tế, chúng ta đọc lại bài học của tất cả những triều đại Việt Nam trước cả thời Vua Quang Trung. Vua Quang Trung chỉ đánh đuổi Nhà Thanh ra khỏi đất nước Việt Nam, nhưng mà đuổi được Nhà Thanh ra rồi thì cũng lại mất đất, tức là tất cả những vùng biên giới đó thì cũng lại mất đất.

“Trong lịch sử mình biết là Vua Quang Trung đã có một thời muốn chiếm lại Quảng Đông và Quảng Tây, nhưng mà quên rằng đất Quảng Đông và Quảng Tây đó là đất vốn của Việt Nam trước kia, mà rồi Quang Trung chỉ nói hoặc là chỉ nghĩ đến nhưng mà không bao giờ làm. Là vì sao? Là vì Vua Quang Trung nghĩ rằng "nếu tôi chiếm đất của anh, hôm nay có thể là tôi thắng, nhưng mà tôi thắng một lần, anh sẽ đánh tôi một trăm lần và tôi sẽ thua chín mươi chín lần, thì dại gì mà như vậy?"

“Thành thử tôi nghĩ rất có thể Việt Nam hay nhất là cái họ đương làm: chính sách của nhà nước là cái gì đã mất rồi thì không bao giờ đòi lại được, giống như những anh đứng bên cạnh anh Trung Quốc đã mất rồi thì đòi lại được rất khó. Chỉ có mỗi cách hay nhất, cái chiến lược của mình là làm thế nào để không mất đất nữa mà thôi.”

Chỉ kể từ sau Công Nguyên, nước Việt đã tồn tại 2000 năm, trong đó có “một ngàn năm nô lệ giặc Tàu”, một ngàn năm còn lại, cha ông ta đã làm gì để đất nước khỏi bị mất? Đọc lại các chính sử qua các triều đại, chúng ta sẽ thấy rõ hết. Chỉ cần đọc hai lá sớ của vua Lê Lợi (xem trong Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim) và vua Quang Trung dưng lên vua Tàu để xin phong vuơng, chúng ta cũng có thể thấy tổ tiên chúng ta đã khôn khéo như thế nào để khỏi mất nước. Trong khi đó, người đời nay lại coi đánh phèng la là trọng!

Khi người Tàu chiếm đất của Việt Nam thì người Việt cũng đã chiếm đất của Chiêm Thành và Cao Miên. Họ có lấy lại được đâu? Đó là luật của kẻ mạnh.

2.- Nhờ vào cái dù của Mỹ
Ở phần trên, chúng tôi đã tóm lược tiến trình liên kết giữa Mỹ và Việt Nam về an ninh quốc phòng. Chính sự liên kết này đang gây ra phản ứng từ phía Trung Quốc.

Tại cuộc điều trần ngày 15.7.2009 ở Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ, Thượng Nghị Sỹ Jim Webb đã nói: “Mỹ cần đứng bên ngoài các tranh chấp chủ quyền nhiều khi quá xúc cảm ở châu Á, nhưng thái độ im lặng của Hoa Kỳ có thể làm Trung Quốc mạnh dạn hơn”.

Ông nói tiếp:
"Mỹ là quốc gia duy nhất có thể che chở cho các nước trong khu vực có thể phát triển kinh tế thành công mà không bị gây phiền hà."

Nhưng trong thực tế, vì quyền lợi của mình, Hoa Kỳ thường tránh mọi đụng độ với Trung Quốc.

Ngay sau đó, một cuộc họp được mang tên “Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung” (China – US Strategic and Economic Dialogue - SAED) đã được tổ chức tại Washington trong hai ngày 27 và 28.7,2009 vừa qua.

Thông cáo của Tòa Bạch Ốc cho biết, cuộc gặp gỡ đầu tiên của SAED tập trung bàn thảo về các thách thức và cơ hội mà hai nước phải đối mặt trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm, tình hình quan hệ Trung - Mỹ, các vấn đề khu vực và quốc tế mang tính chiến lược, các lợi ích kinh tế và biện pháp tăng cường hợp tác đối phó khủng hoảng tài chính...

Như vậy, rất khó tin rằng Hoa Kỳ có thể từ bỏ các quyền lợi kinh tế đang có và sẽ có với Trung Quốc để đứng ra bảo vệ các nước Đông Nam Á đang bị Trung Quốc ức hiếp. Điều tốt nhất là các nước nhược tiểu phải tự chọn lấy thế chiến lược và chiến thuật của mình để tồn tại.

Lữ Giang
(ngày 28.7.2009)

Cảm Nghĩ Qua Buổi Ra Mắt Sách

"Những Biến Động Miền Trung"
tại Brisbane của Tác Giả Liên Thành


H1: Quan khách và đồng hương chào cờ (hàng đầu, từ trái qua phải: ông Ron Attwood, dân biểu Julie Attwood, ông Đỗ Đăng Liêu (Việt Tân Uc châu), ông Liên Thành, BS Bùi Trọng Cường (Chủ tịch CĐ NVTDUC-Qld)

Vài hàng phi lộ

Trong những tháng đầu diễn đàn Phố Nắng được mở ra, một vi hữu đã liên tục gởi những đoạn của quyển Những Biến Động Miền Trung vào diễn đàn. Ban Điều Hành đã vất vả một thời về chuyện này vì có nhiều người, có thể vì công tâm, cũng có thể vì lợi dụng cơ hội để tấn công đệ, đã chỉ trích diễn đàn là đăng bài công kích tôn giáo. Quả tình là trong một số đoạn của quyển sách này có đề cập đến khía cạnh chính trị của tập thể Ấn Quang và một số nhà sư, mà theo tác giả là nằm vùng của VC. Trước buổi ra mắt sách ở Texas thì cũng có một vài sự chống đối. Cũng trong cùng thời gian mà quyển "Những Biến Động Miền Trung" được phổ biến trên internet và ra mắt ở nhiều nơi trên thế giới, thì phong trào chỉ trích, nếu không muốn nói là đánh phá, tôn giáo, tấn công các vị trong hàng giáo phẩm rộ lên trên các diễn đàn điện tử.

Thông thường vì làm việc vào chiều thứ Bảy nhưng trước tính controversial của quyển "Những Biến Động Mền Trung", tiểu đệ đã nghỉ chiều hôm qua để tham dự cuộc ra mắt sách.

H2: Tác giả Liên Thành

Ai Vàng, Ai Thau?

Hôm qua, trong một vài lần, tác giả Liên Thành có nhắc về cái nhìn theo con mắt tình báo của ông. Ông có đề cập đến một huynh trưởng trong gia đình Phật tử ở Hoa Kỳ, chống Cộng rất hăng, nhưng lại chính là tên VC nằm vùng mà ông đã bắt trước đây. Chính trị là một "trò chơi" thiên biến vạn hóa, đầy dẫy lường lọc, nên không thể đơn giản xem mặt mà bắt hình dong, không thể thấy người ta chửi VC thì lập tức cho rằng họ không phải VC. Một người có kinh nghiệm tình báo như tác giả Liên Thành thì nhìn sự việc qua con mắt tình báo chuyên nghiệp, còn thường dân như chúng ta, không có "nghiệp vụ", thì đành nhìn những chiêu thức chính trị bằng một thái độ cân nhắc. Bản thân quyển "Những Biến Động Miền Trung" là một tác phẩm chính trị, một chiêu thức chính trị, và vì không phải thấy người ta chống Cộng thỉ mình tin, cho nên tiểu đệ cũng nhìn tác phẩm này với một sự thận trọng, cân nhắc cần có, dù không hề có thiên kìến.

H3: Quang cảnh hội trường tại Brisbane

Kính thưa quý vị,
Theo tài liệu trên diễn đàn, trong đoạn "CHỐNG BẦU CỬ TỔNG THỐNG NHIỆM KỲ II - 1971", quyển sách có viết:
"Tình hình chính trị lại sôi động trở lại, Hoàng Kim Loan và Phật Giáo Ấn Quang tại Huế dùng sinh viên, học sinh và tín đồ Phật Giáo phát động một vụ biến động mới tại Huế: Chống bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ II.
1971 là năm bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ II vào ngày 1-10 1971. chỉ độc nhất có một liên danh ra ứng cử là liên danh Nguyễn Văn Thiệu- Trần văn Hương, vì thế báo chí đối lập gọi cuộc bầu cử này là "Bầu cử độc diễn". Phật giáo Ấn Quang chống đối mãnh liệt 'Bầu cử độc diễn'.
Các khuôn hội Phật giáo, Tỉnh Hội Phật giáo được lệnh chỉnh đốn hàng ngũ để chờ lệnh 'Thầy' hành động. Hoàng Kim Loan nhảy vào cuộc, mọi cơ sở nội, ngoại thành, nằm trong Phật giáo, học sinh, sinh viên, tiểu thương chợ Đông Ba được lệnh sẵn sàng tham chiến. Ngoài hai lực lượng kể trên, còn có những thành phần đối lập, phe nhóm chính trị chống đối Tổng thống Thiệu, đã âm thầm nhảy vào ăn có, tạo cho tình hình chính trị, an ninh tại Huế vừa phức tạp, vừa nguy hiểm."
Nếu có theo dõi các bài viết gần đây về Hòa Thượng Thích Quảng Độ, có lẽ chúng ta cũng thấy Hàn Giang Trần Lệ Tuyền và một số ngòi bút khác nối kết HT Quảng Độ với Ấn Quang. Không phải người đọc nào cũng đọc từng chữ và cũng suy gẫm cho cặn kẻ, cho nên qua những bài viết trên (Những Biến Độn iền Trung và các bài về HT Quảng Độ sau này), người ta dễ có ấn tượng không tốt về HT Quảng Độ. Người ta cũng có ấn tượng chung là VC dễ dàng khuynh đảo tập thể theo Phật giáo và mất tin tưởng vào các vị sư. Việc Phật giáo dễ bị VC trà trộn vào khuynh đảo cũng được tác giả Liên Thành xác nhận trong buổi ra mắt sách hôm qua.
Nếu có theo dõi các bài viết gần đây về Hòa Thượng Thích Quảng Độ, có lẽ chúng ta cũng thấy Hàn Giang Trần Lệ Tuyền và một số ngòi bút khác nối kết HT Quảng Độ với Ấn Quang. Không phải người đọc nào cũng đọc từng chữ và cũng suy gẫm cho cặn kẻ, cho nên qua những bài viết trên (Những Biến Động miền Trung và các bài về HT Quảng Độ sau này), người ta dễ có ấn tượng không tốt về HT Quảng Độ. Người ta cũng có ấn tượng chung là VC dễ dàng khuynh đảo tập thể theo Phật giáo và mất tin tưởng vào các vị sư. Việc Phật giáo dễ bị VC trà trộn vào khuynh đảo cũng được tác giả Liên Thành xác nhận trong buổi ra mắt sách hôm qua.
H4: Ông Nguyễn Văn Sanh điểm sách “Biến Động Miền Trung”


Hai Thắc Mắc

Kính thưa quý vị,
Chúng tôi không ở trong vị trí có thể nói là tác giả nói đúng sự thật hay không nhưng nhìn chung những điều mà tác giả trình bày trong buổi ra mắt sách hôm qua hợp lý. Song với cái "timing", sự trùng hợp về thời gian của việc ra mắt quyển Những Biến Động Miền Trung và phong trào tấn công tôn giáo trên diễn đàn, với sự ảnh hưởng của quyển sách lên cái nhìn chính trị về Phật Giáo (dù có thể không phải do tác giả cố ý), chúng tôi đến nghe ông Liên Thành với hai câu hỏi trong đầu:

1. Tại sao quyển "Những Biến Động Miền Trung" được ra măt vào thời điểm này, hơn 34 năm sau ngày mất nước (trùng hợp với lúc sự phân hóa trong hàng ngũ giáo phẩm Phật giáo VN nổ ra dư luận)?

2. Tác giả Liên Thành, người có tầm nhìn tình báo, chính trị, có quan tâm sâu sắc đến vai trò chính trị của Phật giáo, nghĩ gì về những biến động trong Phật giáo gần đây, đặc biệt là lời kêu gọi bất tuân dân sự và biểu tình tại gia của HT Quảng Độ.

Ôn cố, để tri tân, như vậy lịch sử mới xứng đáng với giá trị của nó. Những chuyện xày ra cách đây 43 năm (1966) không đáng để ta biết nếu nó không có một giá trị gì hết cho hiện tại và tương lai. "Những Biến Động Miền Trung" là một bản cáo trạng những tội ác cũ của VC, nó cũng vạch ra những chân tướng lũng đoạn tôn giáo của VC. Song việc tố cáo Thích Trí Quang, Hoàng Phủ Ngọc Tường, những nhân vật không có một chút quyền uy hiện nay của VC không làm cho tiểu đệ cảm thấy quyển sách ấy là một tác phẩm có giá trị chống Cộng đương thời. Cho dù Hoàng Phủ Ngọc Tường có bị tác giả Liên Thành mang ra tòa án quốc tế về tội diệt chủng, xã hội VC ngày nay cũng sẽ không có một thay đổi đáng kể nào cả. Những điều mà tác giả nói, đề cập, tuy có chi tiết hơn những điều ta đã biết, song nhìn chung, những chuyện như VC cho gián điệp khoác áo nhà sư, chuyện VC thảm sát dân Huế, cũng không có gì mới lạ.

Nên tiểu đệ đến tham dự, lòng mong tác giả Liên Thành giải đáp, hoặc cho ý kiến về hai thắc mắc trên.

Đệ đã hỏi. Trong phần đặt câu hỏi, có người nhắc đến Trịnh Công Sơn, nên ngoài hai câu hỏi chính trong bụng, đệ có hỏi cái nhìn của tác giả về nhạc sĩ họ Trịnh. Từ đề tài nhạc sĩ họ Trịnh này, tiểu đệ đưa sang hai câu hỏi chính.

Niềm Riêng Chưa Thỏa

Trả lời cho câu hỏi "tại sao quyển sách được đưa ra vào thời điểm này", tác giả cho biết với ý chính như sau.

- Vì có nhiều chuyện tiết lộ sớm không được, và lương tâm của một nhà tình báo không cho phép. Tác giả đưa ví dụ việc ký giấy cho Trịnh Công Sơn trốn lính để làm tình báo hai mang, nếu tiết lộ sớm, khi họ Trịnh chưa chết thì sẽ ảnh hưởng không những đến đương sự mà còn đến người thân của đương sự. Ông cũng nói thêm là quyển Những Biến Động Miền Trung ra đời trong thời điểm này vẫn không phải là trễ.

Câu trả lời này không làm cho đệ thỏa mãn. Chuyện của Trịnh Công Sơn là một chuyện nhỏ so với các biến động ở miền Trung, trong đó, chuyện Phật tử bị Thích Trí Quang, mà theo tác giả là đảng viên CS, dẫn dụ xuống đường, chuyện trận đánh tết Mậu Thân và mùa hè đỏ lửa mới là quan trọng. Tác giả đã đưa một tiểu tiết để trả lời cho lý do tác phẩm phải đợi đến 34 năm sau mới ra đời. Bất cứ lý do gì mà tác giả đưa ra cũng có thể được chấp nhận, nhưng có giải tỏa được thắc mắc ẩn sâu trong lòng của người nghe hay không là một chuyện khác.

Trước câu hỏi về nhận định của tác giả qua lời kêu gọi Bất Tuân Dân Sự của HT Quảng Độ, ông cho biết là không có theo dõi nên không có ý kiến. Tiểu đệ thật buồn, vì tác giả là người viết sách chính trị, là một cụu sĩ quan cảnh sát đặc biệt, là người phanh phui câu chuyện Ấn Quang, là người hiểu và có sự lưu tâm đặc biệt đến những âm mưu của VC đối với Phật Giáo, là người còn có lòng với vận nước, mà không theo dõi sự vụ liên quan đến lời kêu gọi của lão HT đứng đầu Giáo Hội PGVNTN. Vậy thì bao nhiêu người dân bình thường sẽ theo dõi, sẽ để ý đây?

Đệ ra vế, cảm thấy tác giả Liên Thành là người có nhiều kiến thức về những biến động ở miền Trung hơn bốn mươi năm trước, là người ăn nói chững chạc khôn ngoan, nhưng hai thắc mắc kia vẫn còn vướng đâu đó trong lòng. Đệ vẫn nhìn về tác giả Liên Thành với một sự cân nhắc như trước đây.

Ở Queensland, BS Bùi Trọng Cường, Chủ Tịch CĐ đích thân tổ chức cho buổi ra mắt sách này, nhưng ở Sydney, với dân số người Việt gấp 5 lần Brisbane, thì buổi ra mắt sách lại được một người từ Queensland xuống để tổ chức. Không biết các nhân vật trong cộng đồng Sydney có phải vì có cùng cái nhìn cân nhắc như đệ hay không mà không có ai đứng ra tổ chức. Có phải hay không thì chưa biết, nhưng việc "phố nhỏ" Brisbane, đưa người xuống thủ phủ Sydney, tổ chức cho một buổi ra mắt sách thì tiểu đệ mới nghe lần đầu tiên.

Nguyễn văn Hoàng
(http://aa.mc358.mail.yahoo.com/mc/compose?to=hoang4eb@gmail.com)

Sunday, July 26, 2009

Ủy Ban Nhân Quyền Úc

Ủy Ban Nhân Quyền Úc

Làm việc nhằm tiến tới một xã hội Úc nơi các quyền của con người được tôn trọng, bảo vệ và quảng bá


Ủy Ban Nhân Quyền và Cơ Hội Bình Ðẳng là ai ?

Ủy Ban Nhân Quyền và Cơ Hội Bình Ðẳng được thành lập năm 1986 thông qua một đạo luật của Quốc Hội Liên Bang.

Ủy Ban là một tổ chức pháp định độc lập và có nhiệm vụ báo cáo cho Quốc Hội Liên Bang thông qua Tổng Trưởng Tư Pháp.

Cơ cấu tổ chức của Ủy Ban

Ủy Ban là một tổ chức tập thể bao gồm một Chủ Tịch và năm Ủy Viên. Hiện nay 5 chức vụ này do 3 viên chức đảm nhiệm.

Bà Catherine Branson QC
Chủ Tịch

Bà Elizabeth Broderick
Ủy Viên đặc trách Phân Biệt Giới Tính và Tuổi Tác

Ông Tom Calma
Ủy Viên Tư Pháp Xã Hội về Thổ Dân và Ðảo Dân Torres Strait, đồng Ủy Viên đặc trách Phân Biệt Chủng Tộc

Ông Graeme Innes AM
Ủy Viên đặc trách Nhân Quyền, đồng Ủy Viên đặc trách Phân Biệt Khuyết Tật

Nhiệm vụ của Ủy Ban

Nhiệm vụ của Ủy Ban bao gồm:

* giáo dục và nhận thức công cộng
* các khiếu nại về đối xử phân biệt và nhân quyền
* sự tuân thủ nhân quyền
* phát triển chính sách và luật lệ.

Ủy Ban thực hiện những nhiện vụ này thông qua việc:

* giải quyết các khiếu nại về đối xử phân biệt hoặc vi phạm nhân quyền chiếu theo các đạo luật liên bang

* thực hiện các cuộc điều tra có tầm quan trọng quốc gia, chẳng hạn như việc cưỡng bách tách rời trẻ em Thổ Dân ra khỏi gia đình và quyền của trẻ em trong các trại tạm giam di dân bất hợp pháp

* phát triển các chương trình giáo dục về nhân quyền và tài nguyên cho các trường học, nơi làm việc và cộng đồng

* cung cấp tư vấn độc lập để trợ giúp các tòa án trong các phiên xử có liên quan đến các nguyên tắc nhân quyền
* cung cấp tư vấn và trợ giúp quốc hội cũng như chính phủ trong việc phát triển các đạo luật, chương trình và chính sách
* đảm trách và điều hợp các cuộc nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề nhân quyền và đối xử phân biệt.


Nhân quyền là gì ?

Nhân quyền là những quyền của con người được dành cho tất cả mọi người ở mọi nơi không phân biệt nam nữ, già trẻ, giàu nghèo, nguồn gốc, nơi sinh sống, quan điểm hoặc tín ngưỡng. Ðây chính là điều làm cho nhân quyền trở nên ‘phổ thông’.

Việc tôn trọng nhân quyền giúp xây dựng các cộng đồng vững mạnh mà mọi người đều có cơ hội đóng góp dựa trên sự bình đẳng và khoan dung. Dĩ nhiên chúng ta có trách nhiệm tôn trọng nhân quyền của những người khác nếu muốn họ tôn trọng các quyền con người của chính chúng ta.

Ðối xử phân biệt là gì ?

Một hành vi được coi là đối xử phân biệt khi một cá nhân hoặc một nhóm người đối xử thiếu thiện cảm với một cá nhân hoặc một nhóm người khác vì lý do tuổi tác, chủng tộc, màu da, dân tộc hay nguồn gốc sắc tộc, giới tính, tình trạng thai nghén hoặc hôn nhân, tình trạng khuyết tật, tôn giáo, nguyện vọng về giới tính hoặc vì một số đặc tính trọng tâm khác.

Ðối xử phân biệt xảy ra khi một người bị từ chối cơ hội tham gia một cách tự do và đầy đủ trong các sinh hoạt thường ngày. Nó có thể bao gồm việc sách nhiễu hay trở thành nạn nhân tại nơi làm việc, không thể ra vào các toà nhà, hoặc tiện nghi vì những nơi này không có phương tiện tiếp cận; bị từ chối trong lãnh vực cung cấp hàng hóa và dịch vụ; gặp khó khăn trong việc có được nơi cư ngụ và nhà cửa thích hợp hoặc không được quyền tham gia công đoàn.

Luật pháp

Ủy Ban có nhiệm vụ điều hành các đạo luật liêu bang dưới đây:

* Ðạo Luật Phân Biệt Tuổi Tác năm 2004 (Age Discrimination Act 2004)
* Ðạo Luật Phân Biệt Khuyết Tật năm 1992 (Disability Discrimination Act 1992)
* Ðạo Luật Phân Biệt Chủng Tộc năm 1975 (Racial Discrimination Act 1975)
* Ðạo Luật Phân Biệt Giới Tính năm 1984 (Sex Discrimination Act 1984)
* Ðạo Luật Ủy Ban Nhân Quyền và Cơ Hội Bình Ðẳng năm 1986 (Human Rights and Equal Opportunity Commission Act 1986)

Ngoài ra Ủy Ban còn có một số trách nhiệm cụ thể chiếu theo:

* Ðạo Luật Sở Hữu Ðất Ðai Tự Nhiên năm 1993( Native Title Act 1993), báo cáo việc thực thi và hưởng thụ nhân quyền của người Thổ Dân có liên quan đến quyền làm chủ đất đai (do Ủy Viên Tư Pháp Xã Hội về Thổ Dân và Ðảo Dân Torres Strait đảm trách)

* Ðạo Luật Quan Hệ Lao Tư năm 1996 (Workplace Relations Act 1996), có liên quan đến chế độ lương bổng liên bang và mức lương đồng đều (do Ủy Viên đặc trách Ðối Xử Phân Biệt Giới Tính đảm nhiệm).

Theo Ðạo Luật Nhân Quyền và Cơ Hội Bình Ðẳng năm 1986, Ủy Ban có trách nhiệm về những vấn đề có liên quan đến những văn kiện nhân quyền đã được nước Úc phê chuẩn: Công Ước Quốc Tế về Quyền Công Dân và Chính Trị (ICCPR); Quy Ước vê Ðối Xử Phân Biệt trong Lãnh Vực Nhân Dụng và Nghề Nghiệp (Convention Concerning Discrimination in Respect of Employment and Occupation - ILO 111); Công Ước về Quyền của Trẻ Em; Tuyên Ngôn về Quyền của Trẻ Em; Tuyên Ngôn về Quyền của Người Chậm Phát Triển Trí Tuệ; và Tuyên Ngôn về việc Loại Trừ Mọi Hình Thức về Sự Cố Chấp và Ðối Xử Phân Biệt Dựa Trên Cơ Bản Tôn Giáo hoặc Tín Ngưỡng.


Khiếu Nại

Các Ðạo Luật Ðối Xử Phân Biệt Tuổi Tác, Khuyết Tật, Chủng Tộc và Giới Tính đều dựa trên những hiệp ước và hiệp định nhân quyền quốc tế đã được Úc phê chuẩn. Các đạo luật này bảo vệ con người khỏi nạn đối xử phân biệt hoặc sách nhiễu tại nơi làm việc và trong một số lãnh vực của đời sống công cộng vì lý do tuổi tác, chủng tộc, màu da, nguồn gốc, dân tộc hay sắc tộc nguyên thủy, giới tính, tình trạng thai nghén hay hôn nhân hoặc khuyết tật.

Quý vị có thể nộp đơn khiếu nại về việc đối xử phân biệt với Ủy Ban. Trước tiên, việc khiếu nại được thẩm định để bảo đảm sự việc thuộc thẩm quyền điều tra của Ủy Ban chiếu theo các đạo luật này. Hồ sơ khiếu nại sau đó sẽ được xem xét để đi đến quyết định là khép lại hồ sơ hoặc giải quyết bằng việc hòa giải.

Hòa giải là tiến trình mà Ủy Ban dàn xếp cho các bên liên hệ - người khiếu nại và người hoặc tổ chức bị khiếu nại - ngồi lại với nhau để tìm cách giải quyết vấn đề. Hòa giải là một tiến trình bảo mật nơi hai bên liên hệ có cơ hội nói về những vấn đề dẫn đến việc khiếu nại và tiến đến một sự thỏa thuận. Rất nhiều vụ khiếu nại đã được giải quyết bằng con đường hòa giải.

Nếu biện pháp hòa giải không giải quyết được sự việc, Chủ Tịch Ủy Ban sẽ kết thúc vụ khiếu nại. Người khiếu nại sau đó có thể đưa sự việc ra Tòa Án Liên Bang hoặc Dịch Vụ Thẩm Phán Liên Bang xét xử. Ngoài ra Ủy Ban cũng có thể điều tra những vụ khiếu nại về đối xử phân biệt trong lãnh vực nhân dụng và vi phạm nhân quyền chiếu theo nội dung Luật Ủy Ban Nhân Quyền và Cơ Hội Bình Ðẳng.

Ðạo luật này bao gồm:

* những cáo buộc cho rằng Chính Phủ Liên Bang (chẳng hạn như một bộ nào đó thuộc Chính Phủ Liên Bang) đã có những hành động vi phạm nhân quyền so với những tiêu chuẩn quốc tế đã được chấp nhận

* đối xử phân biệt trong lãnh vực nhân dụng dựa vào một số nguyên cớ như tôn giáo, nguyện vọng về giới tính, quan điểm chính trị, sinh hoạt công đoàn và hồ sơ tội phạm.

Những khiếu nại nằm trong phạm vi quy định của đạo luật này cũng có thể được giải quyết bằng biện pháp hòa giải giữa các bên liên hệ. Nếu sự việc không thể giải quyết được bằng hòa giải và không bị gián đoạn vì những lý do khác được quy định trong đạo luật này thì Ủy Ban sẽ phúc trình lên Quốc Hội Liên Bang báo cáo sơ lược những vấn đề then chốt và đề nghị một số biện pháp giải quyết vụ khiếu nại. Những khiếu nại này không có bất kỳ quyền gì về mặt pháp lý có thể cưỡng chế được.

Giáo Dục

Một trong những chức năng trung tâm của Ủy Ban là quảng bá sự nhận thức về nhân quyền ở Úc - từ trường học đến doanh nghiệp và kỹ nghệ, từ các nhóm cộng đồng đến chính phủ. Nội dung quảng bá bao gồm sự nhận thức về những quyền lợi và trách nhiệm của người dân chiếu theo các đạo luật chống đối xử phân biệt của chính phủ liên bang.

Thông điệp chính trong các chương trình giáo dục của chúng tôi là: loại bỏ đối xử phân biệt và sách nhiễu là bước cần thiết để bảo đảm một xã hội khoan dung và công bằng, một xã hội mà mọi người dân Úc có thể thụ hưởng các quyền của họ.

Ðể có thể truyền đạt tới mọi tầng lớp trong xã hội, Ủy Ban:

* làm việc với giáo viên và học sinh để phát triển các môn học có liên quan đến giáo trình sử dụng các nguồn tài nguyên trực tuyến, CD-ROMs và DVD

* làm việc với các nhà nhân dụng để cung cấp thông tin và nguồn lực nhằm giảm thiểu tình trạng đối xử phân biệt và sách nhiễu tại nơi làm việc

* làm việc với các nhóm cộng đồng để cung cấp thông tin và nguồn lực nhằm trợ giúp công việc của họ

* làm việc với các thành viên trong ngành pháp lý, tổ chức các cuộc hội thảo và phát hành các thông tin cập nhật vê các vấn đề pháp lý nhân quyền

* tổ chức các hội nghị và sự kiện, chẳng hạn như lễ trao tặng Bằng Tưởng Thưởng và Huân Chương Nhân Quyền thường niên.

Ngoài ra, Chủ Tịch và các Ủy Viên trong Ủy Ban còn cố gắng giao tiếp tối đa với giới truyền thông nhằm quảng bá và tranh luận những đề tài quan trọng về nhân quyền và đối xử phân biệt.

Ủy Ban có thiết lập một khu mạng toàn diện, dễ sử dụng bao gồm những thông tin và nguồn lực cho các cá nhân, trường học, nhà nhân dụng và các nhóm cộng đồng. Ngoài ra Ủy Ban cũng có nhiều ấn phẩm các loại.

Truy cập khu mạng của HREOC tại: http://www.humanrights.gov.au

Chi tiết liên lạc và thông tin bổ túc

Ðịa Chỉ:
Level 8, Piccadilly Tower
133 Castlereagh Street
Sydney NSW 2000

Ðịa Chỉ Thư Tín:
GPO Box 5218
Sydney NSW 2001

Ðiện Thoại:
(02) 9284 9600
1300 369 711
Fax:
(02) 9284 9611
TTY:
1800 620 241

Web: http://www.humanrights.gov.au


Giải đáp thắc mắc: 1300 369 711

Phiếu Ðặt Ấn Phẩm: http://www.humanrights.gov.au/publications

Ðường Dây Thông Tin về Khiếu Nại: 1300 656 419

Thông Tin Khiếu Nại Trực Tuyến:
http://www.humanrights.gov.au/complaints_information


Trích website:
http://www.humanrights.gov.au/about/languages/index.html

Wednesday, July 15, 2009

ĐƠN KIẾN NGHỊ từ Việt Nam


ĐƠN KIẾN NGHỊ NHỜ CAN THIỆP

Kính gửi: Ông Lê Thúc Anh - Chủ tịch Liên Đoàn Luật sư Việt Nam
Đồng kính gửi: Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận

Tôi tên: Lê Trần Luật, sinh 28-07-1970.

Hiện là: luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận.
Chứng chỉ hành nghề luật sư số: 0520-TP-LS-CCHN.
Bộ Tư Pháp cấp ngày 20/05/2002.

Văn phòng Luật sư trước đây: Văn phòng Luật sư Pháp Quyền. Địa chỉ: 9/10 Nguyễn Văn Cừ, Tp. Phan Rang, Tỉnh Ninh Thuận. Chi nhánh: 30 đường Số 3, Căn cứ 26B, P.7, Quận Gò Vấp, Tp. HCM.

Tôi đã hoạt động luật sư trên 10 năm nay, hiện là luật sư của Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận, là thành viên chính thức của Liên Đoàn Luật sư Việt Nam. Với những tư cách đó, tôi viết thư này, mong Liên Đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận, Luật sư đồng nghiệp Lê Thúc Anh, khẩn cấp can thiệp để bảo đảm quyền hành nghề luật sư của tôi.

Tôi xin được phép trình bày một số việc liên quan như sau:

Tôi có bào chữa vài vụ án "chính trị nhạy cảm" (chữ dùng của cơ quan An Ninh, tôi thì không nghĩ như vậy) như vụ Trương Minh Đức (Đảng Vì Dân), Phạm Bá Hải (Bạch Đằng Giang), Lương Văn Sinh (dân oan), Phan Văn Sào (dân oan), và vụ các giáo dân Thái Hà v.v... Xuất phát từ những vụ án này, mà cơ quan An Ninh Tp.HCM đã đặc biệt theo dõi, và giám sát chặt chẽ các hoạt động nghề nghiệp của tôi. Tôi nói điều này là đúng sự thật vì:

1. Cơ quan An Ninh đã có quyết định trưng cầu giám định các bài bào chữa của tôi.
2. Kết luận giám định số 70 đã kết luận tôi "công khai đứng về phe dân chủ".
3. Họ thường xuyên mời tôi làm việc về "hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN" và cụ thể là lực lượng an ninh đã ra lệnh "khám xét và tịch thu" nhiều phương tiện hành nghề của tôi (như máy tính) vì cho rằng "tôi có hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN".
4. Gần 1 năm nay, lực lượng an ninh trinh sát luôn đi theo tôi "như hình với bóng" và họ ngủ luôn trước nhà tôi.

Cơ quan an ninh đã ra lịnh cho tôi không được ra khỏi Tp. HCM và họ đã cho lực lượng trinh sát theo dõi tôi. Tôi phải có sự sự đồng ý của họ mỗi khi tôi muốn rời khỏi thành phố.

Điển hình như: Tôi muốn về thắp hương cho bố tôi (bị mất ở Ninh Thuận) thì phải có sự đồng ý và tôi phải lên làm cam kết là "Khi được về Ninh Thuận thắp hương, đi đúng ngày, về đúng giờ". Khi tôi đi thì họ cử trinh sát đi theo. Tôi biết điều này là vô lý, nhưng nếu không làm như vậy thì họ sẽ áp giải tôi về làm việc với hàng trăm lý do như: "có dấu hiệu tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN, có dấu hiệu tội lừa đảo, lạm dụng", "có dấu hiệu trốn thuế", "có dấu hiệu vi phạm công nghệ thông tin", hoặc phải làm việc với các cơ quan khác v.v...

Tôi nói điều này cũng là có thật vì:

Các vị còn nhớ những ngày sắp xử phúc thẩm các giáo dân Thái Hà. Khi tôi đi đọc hồ sơ thì họ áp giải tại phi trường! Tôi "phải trốn" đi bằng đường bộ ra Hà Nội thì họ chặng và áp giải tôi tại Ninh Thuận. Và vì cuối cùng, tôi không thể nào có mặt tại phiên tòa, dầu rằng đã được tòa án Hà Nội xác nhận là Luật sư và có giấy mời tôi tham dự phiên tòa.

Tôi nói điều này cũng không nhằm "tố cáo" các hành động của lực lượng an ninh, tôi chỉ mong được tự do đi lại để hành nghề mà thân chủ đã tín nhiệm.

Thưa Liên đoàn Luật sư Việt Nam! Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận!

Suốt liền 5 tháng qua, tôi đã có hơn 100 buổi làm việc với rất nhiều cơ quan chức năng. Rất nhiều cơ quan truyền thông đưa tin tôi "vi phạm", "trốn thuế", "lừa đảo", "vi phạm công nghệ thông tin", "tuyên truyền chống nhà nước". Tôi không bình luận về việc này, chỉ muốn khẳng định với Liên đoàn Luật sư Việt Nam rằng, cho tới nay:

1. Tôi chưa bị bất kỳ "Một lệnh khởi tố" nào của cơ quan công an.
2. Chưa có phán quyết nào của Tòa án hạn chế "Quyền tự do đi lại của tôi".
3. Tôi chưa hề bị các thẩm phán phạt vì vi phạm kỷ luật tòa án trong các vụ xử.

Trong những ngày sắp tới, Tòa án các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Bắc Giang sẽ đưa các vụ án "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN" ra xét xử. Gia đình và các thân nhân trong những vụ án như: Bà Nguyễn Thị Trang (vợ bị can Phạm Văn Trội), bà Nguyễn Thị Nga (bợ bị can Nguyễn Xuân Nghĩa), ông Ngô Quyền (anh của bị can Ngô Quỳnh), bà Nguyễn Thị Lợi (mẹ của bị can Phạm Thanh Nghiên) đã nhiều lần yêu cầu tôi làm Luật sư cho thân nhân của họ. Tôi đã đồng ý, nhưng không biết được liệu tôi có được sự tự do đi lại để hành nghề hay không? Nếu lực lượng an ninh tiếp tục cản trở sự tự do đi lại của tôi, thì rõ ràng họ đã cản trở "Quyền hành nghề luật sư" của tôi.

Bằng đơn này, một lần nữa tôi tha thiết kính mong Liên Đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận, luật sư đồng nghiệp Lê Thúc Anh khẩn cấp có hành động can thiệp với lực lượng an ninh Tp.HCM để tôi được tự do hành nghề luật sư của mình, một đồng nghiệp luật sư của quí vị và một hội viên của quí đoàn thể.

Thưa các vị!

Nếu chúng ta tin rằng: "Ở Việt Nam không có tù chính trị, chỉ có những người vi phạm pháp luật" thì chúng ta cũng tin tưởng rằng “ở Việt Nam, không có luật sư lợi dụng phiên tòa, chỉ có luật sư hoạt động nghề nghiệp”.

Tôi xin cam đoan rằng tôi là luật sư muốn hoạt động nghề nghiệp của mình đúng theo qui định của luật pháp và tòa án Việt Nam.

Trân trọng cám ơn và kính chúc Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn Luật sư tỉnh Ninh Thuận đoàn kết và lớn mạnh.

Tp.HCM ngày 14-07-2009

Kính đơn

Luật sư Lê Trần Luật

Trích Website:
http://dangvidan.org/ddtt/101-101/929-929.html

Monday, July 13, 2009

Ra mắt sách Biến động Miền Trung của Tác giả Liên Thành

Thư mời

Kính gửi
quý vị lãnh-đạo các tôn-giáo
quý hội-đoàn
quý tổ-chức
quý đồng-hương tỵ-nạn
trong Cộng-đồng Người Việt Tư-do tại Úc-châu

Với tinh-thần tôn-trọng sự thật, nhất là những sự thật của lịch-sử đất nuớc; đồng thời cũng là để minh-chứng rằng không phải đã ở trên những phần đất tự do này rồi thì ai muốn viết gì, nói gì về quá khứ chiến tranh Việt-Nam cách không chứng cớ mà chẳng được nên nhóm thân-hữu chúng tôi kính mời quý đồng-hương đến tham-dự những buổi ra mắt sách để nghe chính tác-giả Liên Thành nóí về mục-đích và lý-do ra đời của sách Biến động Miền Trung cũng như giải-đáp bất cứ những điều tín nghi nào liên quan đến nội-dung ông đã trình bày.

Tác-giả là cựu Trưởng-ty Cảnh-sát kiêm Trưởng-ban An-ninh Tình-báo Thừa-thiên - Huế cho đến tháng Tư năm 1975 trong trách nhiệm là một nhân chứng sống sẽ đến Úc-châu gặp gỡ đồng hương tỵ nạn chúng ta tại các nơi sau đây:

Sydney
Từ 1 giờ đến 5 giờ chiều
Ngày Thứ Bảy 18-7-2009
tại nhà hàng Hoà-Bình, FAIRFIELD

Melbourne
Từ 1 giờ chiều
Ngày Chủ Nhật 19-7- 2009
tại Oriana Reception, MAIDSTONE

Brisbane
Từ 1 giờ chiều
Ngày Thứ Bảy 25-7-2009
tại Hội-trường Hội Cao-niên, INALA

Adelaide
Từ 1 giờ 30 chiều
Ngày Chủ Nhật 26-7-2009
tại 49 Le Hunt St. , KILBURN


Tác-giả Liên Thành và các ban-tổ-chức tại mỗi nơi rất vui mừng, hân-hoan được tiếp đón quý vị.

Ngày 02 tháng 6 năm 2009
Trân-trọng kính mời

Nguyễn Hữu Nam (Sydney) 0434 040 884
Nguyễn Việt Long (Melbourne) 0401 256 918
Bùi Trọng Cường (Brisbane) 0414 738 093
Hồ Công Trực (Adelaide) 0424 157 752

http://lyhuong.net/viet/index.php?option=com_content&view=article&id=1212:1212&catid=39:sinhhoatcongdong&Itemid=58

Nội dung chương trình:

1.Tâm tình của Ông Liên Thành trình bày những biến động lịch sử tại miền Trung trong những năm 1966-1968-1972

2.Phát hành sách Biến Động Miền Trung

Đại Hội Hội Ngộ “Nhớ Về Xuân Lộc”

THÔNG BÁO

Kính gửi: Quý Niên Trưởng
Quý Chiến Hữu SĐ18BB trên thế giới

Gia Đình 18 Úc Châu trân trọng kính mời quý niên trưởng và các chiến hữu 18 đến tham dự Đại Hội Hội Ngộ “Nhớ Về Xuân Lộc” được tổ chức vào ngày Thứ Sáu, 7 tháng 8 năm 2009 tại Sydney, Úc Châu.

Chương Trình:

1. Dạ tiệc “Nhớ Về Xuân Lộc” để yểm trợ TPB18 còn kẹt lại ở quê nhà chiều ngày 7 tháng 8 năm 2009, vào lúc 7 giờ tối tại:

Crystal Palace
Canley Vale Road
Canley Vale, NSW 2166

Trong buổi dạ tiệc sẽ ra mắt sách và CD Audio Hồi Ký “Một Thời Binh Lửa” của Bảo Định Nguyễn Hữu Chế và các sản phẩm của các chiến hữu 18 khác nếu có.


2. Buổi nói chuyện của Thiếu tướng Lê Minh Đảo và cựu Tiểu Đoàn Trưỏng TĐ2/43 Bảo Định Nguyễn Hữu Chế (đơn vị cuối cùng rời khỏi Xuân Lộc) và từ Úc Châu: NT Trần văn Quản, Đỗ Trung Chu thuyết trinh.từ 2:00 gi ờ đến 5:00 giờ chiều, ngày 8 tháng 8 năm 2009 tại:

Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng
Bibbys Road
Bonnyrigg, NSW


TM. Ban Tổ Chức
Hoàng Lập Chí
TĐ1/48/SĐ18BB
E-mail: lchihoang@yahoo.com.au
Cell: 0425 884484 & 0419 211 659

Trích website:
http://www.sudoan18bobinh.com/#/hoi-ngo-uc/4534348823

CUỘC CHIẾN ĐẤU CUỐI CÙNG Ở XUÂN LỘC của Phạm Phong Dinh

THIẾU TƯỚNG LÊ MINH ĐẢO VÀ SƯ ĐOÀN 18 BỘ BINH:
CUỘC CHIẾN ĐẤU CUỐI CÙNG Ở XUÂN LỘC
Phạm Phong Dinh
(Trích trong Thiên Hùng Ca Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa)

Ba mươi năm, kể từ ngày 30.4.1975, Việt Nam Cộng Hòa ngừng tồn tại, những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị buộc phải buông súng một cách ngỡ ngàng, phải đi vào những trại tù của phía được gọi là “chiến thắng” một cách uất hận. Kể từ cái khoảnh khắc đau thương đó, cho mãi đến tận hơn một phần tư thế kỷ sau, những nhà viết sử cộng sản vẫn ra rả lăng mạ và sĩ nhục những người lính tạm gọi là “bại trận” của QLVNCH, bằng tất cả những phương tiện ma øcó thể giúp họ phun nọc đầu độc thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam sau chiến tranh. Truyền thông, sách báo, nhà văn (văn nô “phản kháng” lẫn “phản tỉnh”), là những công cụ cực tốt để làm cái loa tuyên truyền, bôi nhọ và bóp méo lịch sử. Cộng vào đó, phải kể đến một khối lượng cực nhiều sách báo của thế giới phương Tây, qua lăng kính và tài liệu của khối cộng, thân cộng, thiên cộng, phản chiến và trở cờ, cũng tàn nhẫn tham gia vào cái trò chơi nhục mạ một quân đội bị bức tử một cách oan ức. Là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Quân lực ấy, và những người lính ấy chỉ có mỗi một lỗi lầm duy nhất, là đã dám anh dũng đương đầu với hai thế lực cực lớn để bảo vệ một nửa nước Việt Nam, mà đã bị hai thế lực ấy chia cắt ngày 20.7.1954 tại hội nghị Geneva. Sau ba mươi năm, người ta đã thấy rõ ràng, là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải nỗ lực chống trả đại khối cộng sản quốc tế mười ba nước, trong đó cộng sản và quân đội Bắc Việt được dùng làm những tên lính tiền phong xung sát, thực hiện sách lược “Dùng người Việt giết người Việt” của đại khối ấy. Trong ròng rã hơn hai mươi năm, từ năm 1954 đến năm 1975, những người lính quá đỗi khổ ải của chúng ta không những đem xương máu ngăn chống những cơn sóng bão lửa của chiến tranh ngoài tiền tuyến, mà còn phải đau đớn hứng chịu những nhát đâm chí mạng từ phía sau lưng từ phía những người gọi là bạn và bọn nội thù thân cộng, phản chiến và theo cộng. Rồi khi đã gục ngã một cách không mong muốn, thì những bầy quạ đen, những con kên kên từ khắp mọi nẽo đường thế giới xúm nhau vào làm cái việc an táng cuối cùng quân lực một thời kiêu hùng ấy. Bằng những cái mỏ khoằm khoằm, từ đó vang vọng những lời lăng mạ thật kinh tởm. Và bằng những cái móng vuốt nhọn bén như dao, muốn chôn vùi những chiến tích lừng lẫy của những người lính chúng ta vĩnh viễn vào quá khứ . Nhưng có phải là người lính Việt Nam Cộng Hòa đã thực chết hay không? Và những người gọi là “chiến thắng”, dành quyền sĩ nhục người bại trận, có phải thực sự chiến thắng hay không?

Cộng sản Hà Nội nên nhớ lại cơn ác mộng chiến bại Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 và cuộc không tập mười hai ngày đêm trên lãnh thổ Bắc Việt trong mùa Giáng Sinh cuối năm ấy. Ngày cuối cùng cộng quân chỉ còn đúng sáu chiếc hỏa tiễn Sam, lãnh đạo Hà Nội với những anh Ba anh Tư, và những ông tướng huyền thoại đang chuẩn bị trói mình đầu hàng vô điều kiện. Thì người ta đã dễ dàng dành cho họ một con đường sống bằng Hiệp Định Paris ký với nhau ngày 27.1.1973. Như vậy, chỉ trong vòng có mười hai ngày thôi, quân đội Hoa Kỳ đã có thể nhanh chóng tống táng chế độ cộng sản cùng hung cực ác Hà Nội xuống tận đáy địa ngục nếu muốn. Thì có vinh dự gì mà bọn cộng sản Bắc Việt còn có can đảm vỗ ngực chiến thắng và nguyền rủa những người lính Việt Nam Cộng Hòa kém may mắn. Cái “chiến thắng” mà chúng cứ ra rả ngày đêm chưa thấy mỏi mệt, thực chất chỉ là một màn trình diễn của những con người chiến bại tinh thần, luôn luôn cảm thấy xấu hổ và mặc cảm thua kém mọi bề từ tận đáy thâm tâm của họ. Nhưng dù sao thì sau ba mươi năm, gió cũng đã đổi chiều. Bên cạnh hàng ngàn cuốn sách mà chúng ta vừa nhắc đến ở trên, đã xuất hiện ngày càng nhiều những cuốn sách mới được viết từ những sử gia Tây phương, với cái nhìn vô tư hơn và ít thiên kiến hơn để thẩm định lại những sự thực lịch sử trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhờ vào những tài liệu khổng lồ đã được giải mật trong các văn khố của Hoa Kỳ, cũng như của Nga, mà trước năm 1990 là Liên Xô, những nhà viết sử đã được đi thẳng, hay nói thật đúng là đã bới móc sâu vào tận cùng những bí mật hiểm hóc nhất, để trưng ra cho công luận thế giới những khía cạnh đứng đắn nhất của lịch sử. Những sử gia Hoa Kỳ, mà trong những thập niên trước đây đã cho ấn hành những cuốn sách đầy dẫy thiên kiến, lệch lạc, chưa nói đến sự ấu trĩ. Có lẽ là vì lúc đó người ta cần phải bào chữa cho những điều mà chính phủ của họ đã theo đuổi. Hoặc biện hộ cho sự nhượng bộ khối cộng. Hay tàn nhẫn hơn, trút mọi lỗi lầm và sự hèn nhát của họ vào một đối tượng tế thần là nước Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng dần dần rồi cũng có những sử gia có lương tâm và tỉnh táo hơn, đã tận tụy tìm kiếm tài liệu từ cả hai phía, đã phân tích và gạt ra ngoài những định kiến, chỉ chắt lọc những dữ kiện. Từ những dữ kiện đó, chúng đủ nói lên được nhiều điều chưa từng được nói.

Từ những ký ức đau buồn của một lần gọi là bại trận của một người lính, từ những hoài cảm về những trang chiến sử chói lọi của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi đã may mắn nhận được vài chục trang biên khảo của sử gia Hoa Kỳ, ông George Jay Veith viết về Sư Đoàn 18 Bộ Binh và Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn trong cuộc chiến đấu cuối cùng tháng 4.1975 mà ông đã đặt tựa là “Fighting is an Art: The ARVN Defense of Xuan Loc, April 9- 21, 1975” (Chiến Đấu Là Một Nghệ Thuật: Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa Phòng Thủ Xuân Lộc, từ 9 - 21.4.1975). Sử gia Jay Veith đã không gặp phải khó khăn lắm trong vấn đề nghiên cứu các tài liệu viết bằng tiếng Việt từ hai phía, vì nhờ có một sử gia Hoa Kỳ cộng tác, ông Merla L. Pribbenow, rất thông thạo Việt ngữ. Ông Pribbenow là một nhân viên Tòa Đại sứ Hoa Kỳ từ năm 1970 đến năm 1975, từng dịch sang Anh ngữ nhiều tài liệu và sách Việt ngữ viết về chiến tranh Việt Nam. Trong thư mục tham khảo nguồn tài liệu hay trực tiếp phỏng vấn phía Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi ghi nhận các tác giả: Đại Tướng Cao Văn Viên, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Đại Tá Hứa Yến Lến, Phạm Huấn, Hồ Đinh, Nguyễn Đức Phương và Phạm Phong Dinh. Về phía nguồn tài liệu Bắc Việt, hầu hết các nhân vật cao cấp từng viết sách về chiến tranh Việt Nam như Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, Trần Văn Trà, Hoàng Cầm, Đào Đình Luyện, Nam Hà, v.v...

Trong bài biên khảo khá dài này, sử gia Jay Veith đã diễn tả lại rất tỉ mỉ những chuẩn bị chiến tranh từ hai phía. Một bên là Quân Đoàn 4 Cộng Sản Bắc Việt, với các Sư Đoàn 6, 7 và 341 dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Hoàng Cầm, một danh tướng của cộng quân, với sự giám sát và hỗ trợ của Tướng Trần Văn Trà, Tư Lệnh Lực Lượng Quân Giải Phóng Miền Nam, thuộc Trung Ương Cục Miền Nam. Cấp cao hơn nữa là Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch Nguyễn Huệ (trong tháng 4.1975 đổi thành chiến dịch Hồ Chí Minh) do Tướng Văn Tiến Dũng chỉ huy. Rồi cao hơn hết là Bộ Chính Trị tại Hà Nội do “anh Ba” Lê Duẫn chỉ đạo nghệ thuật. Một bên là Sư Đoàn 18 Bộ Binh thiếu thốn quân số vì những trận đánh liên miên từ đầu năm 1975, với Thiếu Tướng Tư Lệnh Lê Minh Đảo cùng các đơn vị tăng phái như Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù của Đại Tá Nguyễn Văn Đỉnh; Địa Phương Quân và Nghĩa Quân Long Khánh dưới quyền của Đại Tá Tỉnh Trưởng Phạm Văn Phúc, Tiểu Đoàn 82 Biệt Động Quân của Thiếu Tá Vương Mộng Long mới vừa từ tỉnh Quảng Đức băng rừng về đến. Cấp chỉ huy trực tiếp của Thiếu Tướng Đảo là Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III & Quân Khu III, sau khi đồng ý trả Trung Đoàn 48 của Trung Tá Tá Trần Minh Công từ Tây Ninh về cho Sư Đoàn 18 Bộ Binh, thì ông đã phải rất bận rộn với những điều động và bố trí khác, đã mặc nhiên giao phó mặt trận Long Khánh cho Thiếu Tướng Đảo. Cấp chỉ huy cao hơn nữa là Bộ Tổng Tham Mưu thì cũng đang bù đầu tái tổ chức các đơn vị di tản từ Quân Khu I và Quân Khu II về. Vị Tổng Tư Lệnh Tối Cao QLVNCH là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cũng chẳng ra một lệnh cần thiết nào cho Thiếu Tướng Đảo.

Như vậy, ở cương vị Tư Lệnh Sư Đoàn, Thiếu Tướng Đảo đã gánh vác sức nặng của cuộc chiến cuối cùng, đương đầu với một quân đoàn hùng hổ quân cộng cùng một hệ thống chỉ huy chằng chịt và hung hãn. Thiếu Tướng Đảo đã nói với ông Jay Veith: ”Tướng Toàn đang rất bận rộn tổ chức phòng thủ Sài Gòn, trông cậy tôi lo liệu chuyện Sư Đoàn 18 Bộ Binh và khu vực trách nhiệm. Tôi không nhận được lệnh nào từ Tổng Thống Thiệu và Bộ Tổng Tham Mưu trong việc phòng thủ Xuân Lộc. Đối với tôi thì chuyện này cũng dễ hiểu, vì tính linh động mềm dẽo của QLVNCH, trong khi phía cộng sản, không một cá nhân nào có thể thực hiện mọi quyết định tự ý được”. Điều mà Jay Veith muốn nhấn mạnh ở đây là nghệ thuật phối trí và chỉ huy chiến trận của cả hai phía. Một phía là những tập hợp gọi là “đỉnh cao của trí tuệ”. Còn một phía, chỉ duy nhất một danh tướng của VNCH là Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. Một cuộc đọ sức đọ trí giữa các cấp chỉ huy cộng quân và cấp chỉ huy một sư đoàn QLVNCH trong vòng mười hai ngày đêm, mà chiến thắng vang dội của phía số ít đã làm rúng động thế giới và làm cho các quân đoàn cộng quân phải xáo trộn, Tướng Hoàng Cầm bị thay thế bằng chính Tướng Tư Lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam Trần Văn Trà. Rồi Trần Văn Trà cũng chẳng làm nên được cơm cháo gì, buộc phải rời bỏ chiến trường Xuân Lộc đi vòng xuống Biên Hòa tiến đánh Sài gòn. Như vậy có vinh quang gì không, khi tướng lãnh cộng sản viết sách ngợi ca chiến thắng (giả tạo và được người Mỹ ban tặng).

Trong những ngày Quân Đoàn I và Quân Đoàn II di tản về miền duyên hải và cố gắng tìm về khu vực Quân Khu III, thì các Sư Đoàn 5, 18 và 25 của Quân Đoàn III đã có những trận đánh với cộng quân và chịu nhiều thiệt hại. Nhưng những trận đánh này đã rất mờ nhạt trong những tin tức chiến sự hàng ngày, vì hậu phương và giới truyền thông báo chí đang chú tâm theo dõi cuộc di tản của quân dân từ miền cao nguyên và miền Trung vào. Cho nên khi mặt trận Long Khánh nổ lớn tại thành phố Xuân Lộc, thì người ta mới lại chú ý đến Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Người ta không được biết rằng, quân số của sư đoàn đã sụt xuống mức báo động. Nhiều tiểu đoàn quân số 450 người, khi trận Xuân Lộc bắt đầu, chỉ có không quá 350 chiến binh. Một tiểu đoàn gồm bốn đại đội, mỗi đại đội quân số đầy đủ phải trên 150 người. Giờ đây mỗi đại đội chỉ có không quá 100 chiến binh, nhưng phải cáng cáng công việc gấp rưỡi. Có nghĩa là người lính QLVNCH phải đổ máu xương gấp rưỡi để giữ vững Xuân Lộc. Nếu diễn tả lại diễn tiến trận đánh kéo dài từ những ngày Sư Đoàn 18 Bộ Binh giao chiến với các Sư Đoàn 6 và 7 BV trong lãnh thổ tỉnh Long Khánh cho đến ngày nổ ra trận Xuân Lộc từ ngày 9.4.1975 thì có lẽ phải cần một cuốn sách dày vài trăm trang. Chúng tôi chỉ xin được lược diễn lại những giai đoạn quan trọng nhất và xin được chú trọng vào những diễn biến nổi bật, cũng như những con người và những yếu tố làm nên thành chiến thắng Xuân Lộc.

Cấp chỉ huy chiến trường của quân cộng

Để biết Thiếu Tướng Lê Minh Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh đã đánh cho bọn tướng tá Hà Nội thua xiểng liểng đến như thế nào, chúng ta hãy cùng điểm một vài khuôn mặt cấp chỉ huy của địch quân trực tiếp hay gián tiếp trong trận đánh Xuân Lộc. Người chịu trách nhiệm mặt trận Long Khánh là Thiếu Tướng Hoàng Cầm. Tướng Cầm, bí danh Nam Thạch, từng tham dự trận Điện Biên Phủ năm 1954, lúc đó ông làm Tiểu Đoàn Trưởng, trực thuộc trung đoàn mà đã xông vào trung tâm và bắt sống được tướng Tư Lệnh De Castries. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, Tướng Cầm làm Tư Lệnh Sư Đoàn 312 nổi tiếng thiện chiến, rồi được điều làm Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bắc Việt, khi sư đoàn này thành lập ngày 2.9.1965. Trong mùa hè 1973, Tướng Cầm được đề bạt lên làm Tham Mưu Trưởng Trung Ương Cục Miền Nam, và chức vụ cuối cùng là Tư Lệnh Quân Đoàn 4 cộng sản BV nhận lệnh tấn công Xuân Lộc để mở toang cánh cửa tiến xuống Sài Gòn. Quân Đoàn 4 của Tướng Hoàng Cầm gồm các Sư Đoàn 6, 7 và 341.

Sư Đoàn 341 là một trong những sư đoàn non tuổi đời nhất so với các sư đoàn kỳ cựu như Sư Đoàn 2, 3, 304, 308, 324, 325, v.v.. Đại Tá Trần Văn Trấn được gọi nắm sư đoàn cuối năm 1973. Trước đó Trấn làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1BV và bị quân ta bắt làm tù binh trong năm 1970. Trấn đã khôn khéo dấu tung tích, chỉ khai là nhân viên quân y. Khi Hiệp Định Paris ký kết, hai bên trao trả tù binh, Trấn trở về Bắc và nhanh chóng được giao cho nắm Sư Đoàn 341. Thông thường thì một cán bộ tù binh được trả về Bắc, rất có nhiều triển vọng được các đồng chí Hà Nội cho vô nằm nhà đá đếm lịch, nhưng trường hợp của Trấn lại là ngoại lệ. Tháng 2.1975, Đại Tá Trấn nhận lệnh đưa SĐ 341 vào Nam. Binh đội sư đoàn được 500 chiếc xe vận tải theo đường Hồ Chí Minh vào đến khu vực Quân Khu 7 của cộng quân, bao gồm hầu hết lãnh thổ Quân Khu III của Việt Nam Cộng Hòa. Ở đây, Đại Tá Trấn cùng ban tham mưu của ông ta được lệnh điều nghiên chiến trường Long Khánh, đặc biệt thám sát địa thế thành phố Xuân Lộc, để chờ Sư Đoàn 7 CSBV từ miền Lâm Đồng đổ xuống làm nỗ lực chính cường tập.

Viên phụ tá Tư Lệnh Mặt Trận Long Khánh là Tướng Bùi Cát Vũ chịu trách nhiệm các kế hoạch hành quân của Sư Đoàn 7 Cộng sản Bắc Việt. Tư Lệnh sư đoàn là Lê Nam Phong, biệt danh “Nam Lửa” (Fiery Nam), vì tính khí nóng nảy, người gốc Nghệ An. Sư Đoàn 7 Bắc Việt là một sư đoàn cứng của cộng quân, từng tham dự những trận đánh lớn ở An Lộc, Phước Long. Cho nên nó được chọn làm nỗ lực chính công phá chiến tuyến Xuân Lộc của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo. Sau khi tỉnh Ban Mê Thuột của Quân Khu II rơi vào tay địch quân trong đầu tháng 3.1975, thì Tướng Hoàng Cầm đề nghị cho quân đoàn của ông ta đánh tràn xuống Quân Khu III của Việt Nam Cộng Hòa, với sự hỗ trợ của Tư Lệnh Quân Giải Phóng Trần Văn Trà. Nhưng Lê Duẫn, tán đồng ý kiến của Tướng Văn Tiến Dũng, đã ra lệnh cho Sư Đoàn 7 hành quân lên đánh chiếm tỉnh Lâm Đồng, chờ các quân đoàn khác đánh chiếm miền duyên hải Quân Khu II, rồi cùng vào đánh Xuân Lộc. Nhưng sau này, khi Lê Duẫn nhận thấy tình hình quá suy sụp của VNCH, liền lệnh cho Phạm Hùng, Ủy Viên Chính Trị Trung Ương Cục Miền Nam lợi dụng sự hỗn loạn ấy để đánh xuống phía Nam. Vì vậy Sư Đoàn 7 Bắc Việt đang hành quân lên Lâm Đồng nhận lệnh trở xuống Long Khánh. Sư Đoàn 6 cộng quân hình thành từ tháng 8.1974, là sư đoàn nhẹ chỉ có hai trung đoàn được cấu thành từ các đơn vị độc lập trong Quân Khu 7, hoạt động trong quân khu. Tướng Tư Lệnh là Đặng Ngọc Sĩ, từng làm Tư Lệnh Sư Đoàn Đặc Công 27.

Những trận đánh đầu năm 1975

Các đơn vị của Sư Đoàn 6 và 7 cộng quân đã từng giao tranh ác liệt với Sư Đoàn 18 Bộ Binh, Địa Phương Quân & Nghĩa Quân trong khu vực Long Khánh, trong lúc quân dân Quân Khu I và II đang ùn ùn đổ về Quân Khu III, và trước khi nổ ra chiến cuộc Xuân Lộc. Một buổi họp quan trọng giữa Tướng Bùi Cát Vũ, Tướng Lê Đức Anh, Tư Lệnh Phó B2 (Cao Nguyên) và Tướng Lê Nam Phong, Sư Đoàn 7 BV được giao trách nhiệm đánh thông Quốc Lộ 20 từ hướng Bắc quận Túc Trưng đến Phương Lâm. Để làm được điều này, Tướng Nam Lửa phải đánh chiếm cho được quận Định Quán và tiêu diệt Chi Khu. Ngày 17.3.1975 tiếng súng của giặc bắt đầu nổ rền trời Định Quán. Quân cộng đụng phải chiến tuyến rất cứng của các chiến sĩ Địa Phương Quân & Nghĩa Quân trong Chi Khu, với hỗ trợ vòng ngoài của Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 43, thuộc SĐ18BB, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo đã cẩn thận gửi tiểu đoàn thiện chiến nhất của ông lên giữ con lộ 20 huyết mạch này. Các chiến sĩ Đại Đội 377 Địa Phương Quân, dù quân số và vũ khí ở thế hạ phong, vì quân giặc quá đông cộng với chiến xa yễm trợ, nhưng đã anh dũng giữ vững được cao điểm bảo vệ Chi Khu trong vòng hai ngày. Chiến sĩ Tiểu Đoàn 2/43 cũng bận rộn chống trả những làn sóng tấn công điên cuồng của địch, nhưng cuối cùng buộc phải rút về một cụm đồi không cao lắm ở hướng tây, cách thị trấn lối vài cây số, một điểm cao nhìn xuống con sông La Ngà. Trung Đoàn 209 BV tiếp tục tấn kích Tiểu Đoàn 2/43. Thiếu Tá Chế cùng chiến hữu giữ vững cao điểm dưới áp lực rất nặng của quân cộng. Thiếu Tá Chế cho hai khẩu pháo 105 ly chúc mũi bắn trực xạ bằng đầu đạn Beehive chống biển người. Trong vòng vây trùng điệp của giặc, tiểu đoàn hao mòn dần.

Vận rủi lại giáng thêm một đòn chí mạng lên chiến sĩ SĐ18BB, khi một chiếc F-5 ném bom lầm lên đầu quân ta. Con số thương vong của tiểu đoàn qua những ngày giao tranh đã lên đến 80 người, Thiếu Tá Chế nghiến răng quyết không nhường một tấc đất cho giặc dù ông có hy sinh trên cao điểm này, nhưng Thiếu Tướng Đảo đã lệnh cho Thiếu Tá Chế dẫn quân về Núi Thị, cao điểm bảo vệ phía Tây Xuân Lộc. Trung Đoàn 209 BV thúc quân đánh tới cầu La Ngà. Thiếu Tá Lầu Vĩnh Quay, chỉ huy Địa Phương Quân gọi pháo binh bắn ngay lên vị trí của ông, giết chết nhiều địch quân, nhưng chiếc cầu La Ngà vẫn lọt vào tay địch. Gần như cùng thời điểm đó, Tiểu Đoàn 3/43 của quân ta trấn giữ quận Hoài Đức bảo vệ Tỉnh Lộ 303 trong tỉnh Bình Tuy cũng bị quân cộng bức thoái. Trong tình hình khẩn trương đó, với Trung Đoàn 48 còn đang hành quân ở Tây Ninh, Trung Đoàn 52 không thể rời khỏi Xuân Lộc, nhận thấy quân ta bị căng mỏng quá mức, Thiếu Tướng Đảo quyết định gọi hai Tiểu Đoàn 1/43 và 4/43 rút quân về bảo vệ Xuân Lộc. Như vậy phần phía Bắc của tỉnh Long Khánh đã lọt vào tay giặc. Sư Đoàn 18 Bộ Binh, từ ngày Thiếu Tướng Đảo về làm Tư Lệnh tháng 4.1972, là một trong hai lực lượng cơ động của Quân Đoàn III (cùng với Lữ Đoàn 3 Kỵ Binh của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi) Đông xông Tây đụt, Nam bình Bắc phạt trong phạm vi những tỉnh Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy, Tây Ninh và tăng viện liên miên cho các sư đoàn bạn. Sức người chiến sĩ có hạn mà cường độ chiến tranh ngày càng nóng đỏ, đến sắt thép cũng phải chảy mềm. Hầu hết các sử gia Hoa Kỳ và phương Tây không hiểu, không biết hoặc không muốn biết người lính QLVNCH đã chiến đấu đến tận cùng khổ ải như thế nào. Thiên kiến trong sách của họ là, quân ta “nhởn nhơ” trong lúc quân Mỹ thiệt mất đến 58.000 người. Hình như họ không dám đưa ra con số 250.000 chiến sĩ QLVNCH tử trận và trên nửa triệu chiến sĩ thương phế, để biện minh cho sự tháo chạy của người Mỹ. Ít nhất thì sử gia Jay Veith đã dành những hàng trân trọng ngợi ca người lính của chúng ta và dành cho các anh một chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử.

Song song với hoạt động của Sư Đoàn 7 Bắc Việt, Sư Đoàn 6 BV cũng tấn công các vị trí khác của quân ta dọc theo khu vực Liên Tỉnh Lộ 2 dẫn về phía Nam đến Bà Rịa, đồng thời tấn chiếm các đồn Địa Phương Quân & Nghĩa Quân tại Ngã Ba Ông Đồn và Gia Ray. Vị trí ĐPQ trên Núi Chứa Chan sau hai ngày chiến đấu khốc liệt cũng chịu rút bỏ. Sư Đoàn 6 Bắc Việt tiếp tục áp lực một khu vực dài 50 cây số phía Đông Xuân Lộc theo Quốc Lộ 1 về Bình Tuy. Như vậy, ý đồ của Tướng Hoàng Cầm là cô lập Xuân Lộc với cao nguyên từ hướng Quốc Lộ 20, với tiếp vận và tăng viện từ Sài Gòn trên Quốc Lộ 1 ở phía Nam, và với miền duyên hải Quân Khu II cũng trên QL1 ở phía Đông. Đến ngày 28.3.1975, Sư Đoàn 7 cộng quân quặt lên hướng Bắc tấn công tỉnh Lâm Đồng. Sai lầm chiến thuật này đã buộc quân địch phải trả một cái giá, sau những ngày tháng 3.1975 thắng lợi. Thiếu Tướng Đảo lệnh cho Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 52, dưới quyền của Đại Úy Huỳnh Văn Út và Đại Đội 52 Trinh Sát tấn công và tái chiếm được Núi Chứa Chan. Khi quân của Đại Úy Út tiến đánh một địa danh gọi là Ngã Ba Cua Heo gây thiệt hại rất nặng cho các đơn vị của Trung Đoàn 270, thuộc Sư Đoàn 341BV, thì dân chúng vùng Kiệm Tân hân hoan đem tặng chiến sĩ SĐ18BB hai con bò và 200.000 đồng để khao quân. Khi nhận được tù binh gửi về, Thiếu Tướng Đảo hết sức sững sốt nhìn những người bộ đội với khuôn mặt sợ hãi, non choẹt ở tuổi thiếu niên. Họ chỉ trong độ tuổi 16, 17, là những học sinh bị bắt vào quân đội huấn luyện qua loa trong vòng hai tuần lễ rồi bị dồn vào Sư Đoàn 341. Qua hai mươi năm chiến tranh, bọn lãnh đạo cùng hung cực ác Hà Nội đã vét tới những người thiếu niên cuối cùng ngoài miền Bắc ném vào lò lửa miền Nam, để thỏa mãn tham vọng điên rồ, là làm cho máu dân tộc chảy láng lênh thành cả một đại dương thãm sầu, xương trắng chất chồng cao dầy như dãy Trường Sơn. Tiếng kêu khóc hai miền vang vọng lên đến chín cõi trời, đến quỷ thần cũng phải rùng mình.

Trích website:
http://www.sudoan18bobinh.com/#/chiendaucuoicung1/4516877456

Xem tiếp:
http://www.sudoan18bobinh.com/#/chiendaucuoicung2/4516877469

TUỔI GIÀ và TUỔI THANH NIÊN của Nguyễn Văn Nu

TUỔI GIÀ và TUỔI THANH NIÊN

Việt Nam sau ngày 30-4-1975, cả nước đặt trong tình trạng dở khóc dở cười: kẻ chiến thắng hoá ra kẻ đi chinh phục, chiếm đất, chiếm nhà, chiếm của, chiếm cả gái tơ nữa! Ngược lại nửa nước Miền Nam bị dày xéo và đọa đày đến mức bùn đen của cuộc sống, vẫn hy vọng ngày mai tươi sáng! Trong niềm hy vọng đó, họ chấp nhận hy sinh bằng mọi giá dù phải chết chóc để vượt thoát khỏi những bàn tay sắt máu của đồng loại Việt cộng “máu đỏ da vàng” mệnh danh là kẻ chiến thắng! Hơn 1.5 triệu người Việt Nam bất khuất đã liều chết ra đi: người may mắn đến bến bờ Tự do; kẻ không may đã làm mồi cho hải tặc, cá biển hoặc thú rừng xanh! Mục đích duy nhất là tìm tương lai cho đàn con đàn cháu!

Đạt được mục tiêu sơ khởi, các Thế hệ Luống tuổi và Đứng tuổi đang đứng trước một cuộc khủng hoảng về sự tiếp nối con đường cứu Dân cứu Nước. Trong đó Thế hệ 1.5, 2, 3 Thanh Thiếu Niên xem ra không tha thiết và quan tâm mấy đến Tổ quốc và Dân tộc Việt nam đang quằn quại dưới ách độc tài toàn trị của Việt cộng! Chúng ta hãy gắng tìm ra nguyên ủy của vấn đề và tự xét xem lý do nào nên nỗi ấy?

Ngày nay toàn thể Quốc dân Đồng Bào Việt nam đang ở trong cảnh phân hoá và mọi giá trị di sản 4,000 năm Văn Hiến đang được các Thế hệ 50, 60, 70 và 80 xét lại. Có bạn than thở:

“Nếu Nguyễn Ánh đừng phái Hoàng tử Cảnh sang Pháp cầu viện thì nước ta đâu phải chịu 100 năm đô hộ giặc Tây!”

“Nếu Bảo Đại không sợ khó sợ khổ, dấn thân hy sinh cho Tổ quốc và Dân tộc Việt nam và thực lòng chống Pháp thì thời điểm sau Đệ II Thế chiến là dịp không bỏ lở mang lại độc lập cho Việt nam không đổ máu!”

“Nếu các vị lãnh đạo các Phong trào, Mặt trận, Đảng phái, Tôn giáo.. cùng những vị mệnh danh lãnh đạo Quốc gia cả 2 Miền Bắc Nam thực sự một lòng Vì Dân Vì Nước, không vì lợi danh nhất thời hay nô lệ ngoại bang bán đứng Đất Nước cho mọi thế lực Quốc tế!” thì Tổ quốc và Dân tộc Việt nam cùng 85 triệu Đồng bào trong nước đâu phải cam chịu cảnh thống khổ chồng chất như hiện tại v.v… !?!?

Lịch sử đã sang trang, những ai đã từng sống và hành động đúng, sai, phải, quấy trong bối cảnh Đất Nước hậu bán thế kỷ 19 và suốt thế kỷ 20 sẽ được các sử gia ghi nhận và phê phán đứng đắn, trung thực làm bài học quý giá cho chúng ta, cho con cháu của Tổ Tiên Lạc Hồng mai sau! Liệu chúng ta có đủ can đảm học những bài học lịch sử đầy máu và nước mắt đó:

- không thống trách, không mạt sát mà chỉ rút ưu khuyết điểm để chúng ta tự vạch ra một con đường tự lực, tự cường chúng ta phải theo hầu đẩy lui mọi mầm mống nô lệ ngoại bang và độc tôn yêu nước (vì Đất Nước là của chung, mọi công dân có quyền và bổn phận như nhau).
Người yêu nuớc, yêu dân, thức thời và tự trọng nên tránh:

- bệnh tự tôn tự đại (không ai có quyền Nhất Thống cả!),
- bệnh mất đoàn kết (vì háu danh, vì ích kỷ sợ người khác có Tài có Đức trên mình),
- bệnh sợ nay mình hy sinh mai kẻ khác hưởng (nên không dám bỏ Công của, Sức lực, Thì giờ, Tiền bạc.. có khi phải hy sinh cả tính mạng nữa ngay ngày hôm nay để cho con cháu mình mai sau được hưởng),
- bệnh nối giáo và làm thân trâu ngựa cho giặc để được miếng đỉnh chung mùi phú quý (đây là những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, Hồ Chí Minh,Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh.. của thời đại nhan nhản như giòi!)..

Những bệnh thời đại này một ngày một hiện rõ ra trên những khuôn mặt luống tuổi hoặc đứng tuổi mà truóc đây đã một thời “oanh liệt”, cứ tưởng mình vẫn còn sáng giá, đắc khách. Nhất là những ai dám tự nhận mình là kẻ có công đuổi Pháp, diệt Phát xít, đập tan Đế quốc xâm lược..!!??

Chúng ta vẫn thường nghe: “Nếu thế hệ già biết nhường chỗ cho thế hệ trẻ.. và thế hệ trẻ biết học hỏi được kinh nghiệm qúy báu của Cha Ông dám dân than, tiến tới thì Tổ quốc và Quốc Dân Đồng bào Việt nam đâu đã phải thống khổ, tụt hậu vào hạng chót thế giới như ngày nay!?” Đó là lời than thở mà ai trong chúng ta nếu thật sự yêu nước yêu dân tộc cũng phải để tâm suy nghĩ, vì sao ra nông nỗi??!! Phải chăng giữa Tuổi Già và Tuổi Thanh Niên đầy nhiệt huyết đã không đến 1 Tụ Điểm nào đó về Tư Tưởng cũng như Hành động? Có lẽ cả 2 thế hệ đã không có sự thông hiểu, đồng cảm nhau mà mỗi phía nói một thứ tiếng nói riêng rẻ chăng?

1.- Về Giới Người Già: Đây chúng ta muốn đề cập đến Giới Luống Tuổi (từ 60, 70 hay 80 tuổi trở lên) và Giới Đứng Tuổi (từ 50 đến 60 tuổi). Cả 2 giới này thường quan niệm rằng:

- Họ là những người từng trải kinh lịch, ít ra họ cũng là nhân chứng hoặc người trong cuộc của một giai đoạn lịch sử hùng tráng hoặc bi thống của Việt nam.
- Họ thường hay tự phụ và tự cho mình là nhất thống không ai sánh bằng.
- Họ coi mình là người có nhiều kinh nghiệm về xử thế hay kinh bang tế thế, tài đức kiêm toàn!

Với những đức tính vừa kể, họ thường xem mình là nhân vật quan trọng(VIP), ra điều là cấp lãnh đạo chỉ huy, ít khi họ nhún nhường, từ đó gây mất đoàn kết, phân hoá, chia rẽ ở những người cùng chiến tuyến! Thái độ như thế là thái độ không nên, vì Giới Già phải nghĩ rằng: “Mỗi thời đại lịch sử sẽ có 1 lớp người của thời đại đó, còn chúng ta là những người đã qua hết giai đoạn của mình với 1 mớ kinh nghiệm sống nên vui vẻ, cởi mở, hợp tác truyền giao lại cho thế hệ con cháu bằng cách chỉ dẫn:

- đâu là chính nghĩa, lý tưởng phục vụ cho 85 triệu người Việt Nam quốc nội,
- đâu là tà mị, nô lệ tác hại lên những thế hệ mai sau!”

Nếu có thể được, chúng ta nguyện sẽ làm những viên gạch lót đường để các thế hệ trẻ học hỏi được kinh nghiệm của Cha Ông tiến lên về mọi mặt:

- Vậy đối với cá nhân, Người Già nên luôn luôn có tâm hồn của Giới Trẻ vui tươi, cởi mở, hợp tác và thích nghi với thời đại mới.

- Trong gia đình, Giới Già nên sống chung với các con cháu để có dịp trao đổi về kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức, giềng mối văn hoá… Chính tiếng cười, tiếng hát của đàn cháu chắt sẽ làm cho Quý Cụ, Quý Ông Bà vuỉ vẻ, khoẻ ra, chưa nói tới mặt kinh tế, bệnh hoạn ốm đau thuốc men, ăn uống ai lo, cũng phải nhờ đến giới trẻ!

- Ngoài xã hội, Giới Già nên từ bỏ tính chấp nhất, ích kỷ mà phải độ lượng, khoan dung và sẵn sàng đối thoại, hợp tác, chỉ bảo, đốc thúc giới trẻ học kinh nghiệm tiến lên, dấn thân cho tương lai đại cuộc!

2.-Về Giới Thanh Niên: Không phân biệt Nam Nữ, Giới Thanh Niên đều là rường cột của Tổ quốc, Giống nòi, nên giới này nên luôn luôn hướng về tương lai.

Trước hết phải dốc lòng học hỏi mọi mặt của Cha Ông, Gia đình, Trường học từ Giềng mối Văn hoá Dân tộc, Văn chương, Triết lý, Xã hội đến Khoa học, Kỹ thuật cũng như Mỹ thuật, Điện ảnh… để tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội, ổn định đời sống. Sau giai đoạn sinh tồn cá thể, giờ này Giới Thanh Niên đầy nhiệt huyết nên đi tìm lại quá khứ, bản sắc của chính mình để tự nhận diện xuất xứ, nguồn gốc của Gia đình, Ông Bà, Cha Mẹ là ai, từ đâu đến để sớm huớng về cội nguồn, Tiền đồ Dân tộc Việt Nam.
Muốn được như thế, Giới Thanh Niên không nên từ bỏ quá khứ bản sắc, chối bỏ Cha Ông của mình, trái lại phải lấy làm hãnh diện là con cháu giống Lạc Hồng, Lạc Việt, chấp nhận Gia đình là nơi quy tụ mọi giềng mối văn hoá Tổ tiên Việt nam.

Giới Thanh Niên nên ra công nối tiếp con đường mà Cha Ông mình đã từng mong mỏi: Tổ quốc Việt nam phải sớm thoát khỏi ách thống trị, độc tài, xiếng xích CSVN, 85 triệu Đồng Bào ruột thịt quốc nội phải được Tự do, Ấm no và Hạnh phúc!

Vậy Giới Trẻ nên nhận diện bản sắc mình ở quá khứ, và Giới Già nên cảm nhận được chân giá trị là nhìn về tương lai của đàn con đàn cháu!

“Qua đối thoại và sự tìm hiểu lẫn nhau, thông cảm nhau, chúng ta tin rằng Thế hệ Già Trẻ nên coi nhau như đồng chí, kẻ trước người sau tiến lên hơn là thiếu thiện cảm hay thù nghịch!” như nhận xét của tờ Pacific Asian News.

Nguyễn Văn Nu, cựu TNCTVN 4/2009
(viết từ năm 2000, có sửa đôi chút)

Thursday, July 9, 2009

Phải đập tan ý đồ .....( Đặng thiên Sơn )

Phải đập tan ý đồ
“nhuộm đỏ” Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại của Việt Cộng


Đặng thiên Sơn

Khi ngồi bàn chuyện “chống cộng ” tại hải ngoại nhiều người nói rằng, ngày nay khó biết được ai thật lòng có cùng chung lý tưởng với mình. Điều này đúng chớ không sai. Và vấn đề càng trở thành nhạy cảm hơn, phức tạp hơn khi chung quanh chúng ta có quá nhiều thành phần gọi là “Người Việt hải ngoại”.

Để giải quyết từng cái khó, vấn đề ở đây là làm sao mọi người phải nhận ra được dã tâm của Việt Cộng, phải nhận ra được thành phần nào là người Việt tỵ nạn chân chính, thành phần nào là người Việt tỵ nạn cộng sản trá hình và thành phần nào là người Việt đang sống chung quanh chúng ta thuộc loại nguy hiểm cần phải cảnh giác, cần phải lưu ý tới. Nếu bình tâm giải đáp được từng gút mắc, thì chúng ta mới mong giữ được tuyến chống cộng về lâu về dài. Chớ còn lấp lững, cả nễ, lừng khừng thì tuyến phòng thủ sẽ bị Việt Cộng chọc thủng, dẫn đến thảm họa cho tiền đồ đấu tranh của dân tộc.

Hơn 30 năm qua, đến giờ phút này thì mọi người ai cũng nhìn thấy ý chí phấn đấu, lòng kiên trì chống cộng của người Việt quốc gia hải ngoại. Lẽ đương nhiên Việt Cộng trong nước cũng thấy được điều này và chúng đang tìm đủ mọi cách để tiêu diệt hàng ngũ người Việt quốc gia hải ngoại bằng mọi giá.
Nhìn chung, ai cũng nhìn thấy thành phần người Việt sinh sống tại hải ngoại gồm có:
- Những người tỵ nạn cộng sản chân chính.
- Những người làm kinh tế chớ không phải tỵ nạn cộng sản.
- Những cán bộ Việt Cộng được cài đặt nằm vùng và Việt gian đón gió trở cờ.
- Những du học sinh vừa còn đi học và sau khi tốt nghiệp chương trình học họ tìm đủ mọi cách để ở lại hải ngoại.

Người Việt tỵ nạn cộng sản chân chính, là thành phần có tư tưởng không chấp nhận Chủ Nghĩa Cộng Sản. Họ luôn luôn giữ vững trong lòng căn cước tỵ nạn chính trị và lá cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng thân thương của đời mình. Thành phần này là Quân - Cán - Chính và một số Dân chúng miền Nam từng sống dưới chế độ tự do Việt Nam Cộng Hòa. Đây là những người có thể nói “không đội trời chung” với bọn Việt Cộng hại dân, bán nước. Họ chính là những nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của Việt Cộng mà bản thân và gia đình đã bị Việt Cộng “đả thương” làm cho sống dở chết dở từ trong cho tới ngoài, từ tư tưởng cho tới tài sản.

Những người vì lý do kinh tế, là những người không có lập trường chính trị. Thời buổi nào cũng vậy, đối với họ chỉ có tiền là trên hết. Chủ nghĩa quốc gia dân tộc, chủ nghĩa cộng sản, tự do, độc tài và cờ máu hôi tanh Việt Cộng hay cờ quốc gia không có gì khác biệt ngoài môi trường thuận lợi cho họ “hốt bạc”. Tại hải ngoại có rất nhiều hạng người này, họ vừa kiếm ăn tại Mỹ vừa đem tiền về đầu tư tại Việt Nam để kiếm thêm.

Thành phần cán bộ Việt Cộng nằm vùng là số đảng viên, cán bộ được giao phó công tác gián điệp từ lâu. Đây là số người đã được đảng và nhà nước VC cài đặt từ trước năm 1975, cho đến ngày nay bọn chúng hoạt động dưới quyền điều động của các Tòa Đại Sứ, Tòa Lãnh Sự VC. Bên cạnh bọn Việt Cộng có thẻ đảng là bọn Việt gian chó săn, chim mồi. Điển hình dễ thấy nhứt là đám người trong cái gọi là “sáu chính đảng”. Bọn người này đã từng là Quân - Cán - Chính và Dân chúng Việt Nam Cộng Hòa nhưng nay đã trở cờ làm tay sai, chạy hiệu cho Việt Cộng .

Cuối cùng là thành phần người ta tưởng rằng không đáng ngại, đang được người thân ùn ùn tìm cách đưa sang vì nghĩ rằng vô tội. Nhưng xét cho cùng, thành phần này hết sức nguy hiểm cho Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại trong chuỗi dài đấu tranh chống cộng từ bây giờ cho đến về sau. Đó là những du học sinh.
Các Du học sinh Việt Nam có phải là những người trong Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh và họ đang là đối tượng để chuẩn bị vào làm đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam hay chỉ thuần túy là những du học sinh bình thường hay không ? Điều này không quan trọng bằng họ là ai, từ đâu họ xuất hiện trong cộng đồng người Việt hải ngoại.

Du học sinh có nhiều loại, như loại con giòng cháu giống chính thống ba đời của “bác và đảng”, loại dây mơ, rễ má với “bác và đảng”, loại nhân dân “có công với cách mạng”. Tuyệt nhiên trong các du học sinh không có loại con, cháu của “ngụy quân, ngụy quyền”. Cho dù dưới bất cứ hình thức nào cũng không thể phủ nhận “Du học sinh là những người được đảng Cộng Sản Việt Nam ưu đải”. Họ được ưu đải có lý do. Lý do dễ thấy, dễ hiểu nhứt vì họ đã được huấn luyện trong môi trường vừa hồng vừa chuyên ngay từ thời “thiếu nhi quàng khăn đỏ” .

Nhiều người đã vội vả nghĩ rằng đời sống xã hội, sách vở về nhân bản, về tự do, về dân chủ tại hải ngoại là liều thuốc tiên sẽ chuyển hóa tư tưởng các du học sinh. Nên không chóng thì chày thành phần này sẽ “nghiêng” về lập trường tự do, nhân vị con người. Nói một cách khác các du học sinh sẽ ủng hộ Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại trên phương diện chống cộng, đấu tranh cho một nước Việt Nam không cộng sản. Nhưng bao giờ thì họ “chuyển hóa”. Không ai trả lời được, cũng như số người suy nghĩ như trên đã quên rằng khi lên đường du học, các du học sinh đã được đào tạo, đã được cấy sinh tử phù “Học tập và làm theo gương bác Hồ”. Hơn nữa, liều thuốc chuyển hóa không phù hợp với tâm lý của các du học sinh khi họ đang coi “bác và đảng” là thần tượng trong việc “chống Mỹ cứu nước” và là “ân nhân” của họ. Trong khi ấy, thử hỏi Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã giúp đở gì cho họ khi cha mẹ, anh em, bà con xa, gần của họ đang hưởng những đặc quyền, đặc lợi do đảng Cộng Sản Việt Nam cung cấp. Đây là giá trị thực tế các du học sinh không thể phủ nhận. Cho nên, những ai đặt vấn đề cảm hóa họ là chuyện ảo tưởng, là chuyện mộng mơ. Ngược lại, hình như nhiệm vụ các du học sinh được giao phó nếu không muốn nói là cảm hóa người Việt quốc gia nên quên dĩ vãng, quên quá khứ.

Nếu thấy rằng du học sinh là thành phần nguy hiểm trong CĐNVQGHN, thì chúng ta mới có cái nhìn đúng đắn trong đấu tranh. Với lòng bao dung, người Việt hải ngoại không thù hằn tuổi trẻ. Nhưng vì tiền đồ dân tộc trước hiểm họa xâm lăng của tàu Cộng từ biển cho tới đất liền chúng ta không thể dễ dãi, thờ ơ để cho kẻ thù lợi dụng tuổi trẻ. Cho nên sự sáng suốt, sự can đảm nhìn nhận sự thật để phanh phui tình cảm đúng mức là điều cần thiết. Có như vậy, thì người Việt quốc gia mới ngăn chận được ý đồ nhuộm đỏ cộng đồng người Việt hải ngoại của Việt Cộng.

Với số lượng du học sinh Việt Cộng cho đi ào ạt như hiện nay, đã cho thấy đây là một sự kiện nằm trong chiến lược khống chế CĐVNHN của Việt Cộng. Sự nguy hiểm mà mọi người cần phải quan tâm là du học sinh sống trà trộn trong nhà thân nhân, trường học, nhà hàng, chợ búa, tiệm tạp hóa v.v… được kể là mạng lưới tai mắt của VC. Chúng ta nên nhớ rằng khi cho các cựu tù nhân chính trị ra đi VC đã bắt làm 5,7 thứ giấy cam kết, thì các du học sinh chắc chắn sẽ không tránh khỏi có những ràng buộc chặt chẻ hơn khi sinh mạng của họ nằm trong vòng kiềm chế, kiểm soát, theo dõi và chỉ huy của các Tòa Đại Sứ, Toà Lãnh Sự.

Nếu cứ ngại ngùng, sợ gây ra ngộ nhận, sợ mất lòng để rồi ngậm miệng không dám nói lên những điều cần nói sẽ trở thành vô tình tiếp tay với âm mưu thâm độc của VC. Điều mà chẳng ai muốn. Cho nên nói thẳng để xây dựng, để bảo vệ tiền đồn chống cộng vững mạnh là điều cần thiết.

Chúng ta nghĩ sao, với sự kiện 10 năm gần đây cờ máu Việt Cộng xuất hiện ở những trường học từ trung học cho đến đại học nơi có du học sinh VN theo học. Chúng ta hình dung thế nào, về vai trò của các du học sinh ở những trường học này. Phải chăng đối với những du học sinh thì cờ đỏ sao vàng là biểu tượng thiêng liêng gần gủi với họ, còn cờ vàng ba sọc đỏ là một cái gì xa lạ. Nếu không muốn nói thêm, du học sinh đã được nhồi sọ “cờ vàng ba sọc đỏ là tàn dư xấu xa của Mỹ - Ngụy”!!!...

Đặng thiên Sơn (09 tháng 7/2009)

Trích từ website:
http://www.danviet.de/baiMitMenu.php?bai=1371&LinkIndex=index.php?&vung=&muc=0&AnfPos=0&Auswahl=&Eingabe=&Gr=0&Eb1=0&Eb2=0&Eb3=0&TypEb=&ReiterA=0&ReiterB=0

Xin mời qúy vị đóng góp thêm ý kiến hay email về chúng tôi: luathieng.sydney@gmail.com

THƯ MỜI Tham dự Lễ Khánh Thành TƯỢNG ĐÀI TỴ NẠN

„Tất cả những gì ta có được hôm nay, đều phải trả bằng ngàn vạn đau thương, mất mát.
Hãy trang trọng viết bằng những chữ hoa đẹp nhất trên trang đầu quyển sách đời ta hai chữ: Biết Ơn!“

THƯ MỜI

Tham dự Lễ Khánh Thành TƯỢNG ĐÀI TỴ NẠN tại hải cảng Hamburg

Kính thưa Quý Đồng Hương,
Để biểu lộ niềm tri ân sâu xa đối với việc cứu vớt người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản trên biển Đông của Ủy Ban Cap Anamur và sự tiếp nhận, cưu mang vào quê hương mới của chính quyền và nhân dân Đức, chúng tôi xin trân trọng kính mời Quý Vị đến tham dự buổi lễ khánh thành Tượng Đài Tỵ Nạn tại hải cảng Hamburg sẽ được tổ chức vào ngày

thứ bảy, ngày 12 tháng 9 năm 2009, 13 giờ

tại hải cảng Hamburg, Landungsbrücken,
song song với đường Johannisbollwerk

Trong buổi lễ khánh thành này sẽ có sự tham dự của nhiều yếu nhân và chính khách của chính quyền liên bang cũng như của các tiểu bang.

Vì thế, để tiện việc tổ chức và an ninh, kính xin Quý Vị có mặt tại nơi tổ chức trước giờ khai mạc.

Nếu có thể được, xin quý bà quý cô mặc áo dài Việt Nam trong ngày lễ khánh thành.
Ban Tổ Chức rất hân hoan được tiếp đón Quý Vị trong buổi lễ trọng đại này.

Trân trọng kính mời
Hội Xây Dựng Tượng Đài Tỵ Nạn Hamburg

Chú thích:
* Vì khu vực tổ chức Lễ chỉ có chỗ đậu xe hạn chế, kính xin Quý Vị nên xử dụng phương tiện công cộng như U3, S1 và S3, xuống trạm Landungsbrücken, ngay địa điểm tổ chức.
* Để tạo dịp gặp gỡ sau Lễ khánh thành, ban tổ chức có chuẩn bị một chương trình văn nghệ vào buổi tối cùng ngày do ban nhạc Âu Châu đảm trách, với chương trình “hát cho nhau nghe” và dạ vũ.
bắt đầu từ 19 giờ 00
tại: Karl-Schneider-Halle, Berner Heerweg 183, 22159 Hamburg

Kính mời Quý Vị cùng đến tham dự
Cảng Hamburg : điểm khởi hành của các con tàu nhân đạo Cap Anamur đã cứu vớt 11.300 thuyền nhân tỵ nạn VN ngoài biển Đông đưa về bến bờ tự do và chăm sóc y tế cho 35.000 thuyền nhân VN trong các đảo tỵ nạn tại Đông Nam Á.

Cap Anamur I (9.79-5.82) : cứu vớt 9.507 thuyền nhân VN với 194 ghe
Ngày 26.7.82 cập bến Hamburg với 287 thuyền nhân VN.

Cap Anamur I I (3.86-6.86) : cứu vớt 888 thuyền nhân VN với 18 ghe
Ngày 5.9.86 cập bến Hamburg với 375 thuyền nhân VN

Cap Anamur III (4.87-8.87) : cứu vớt 905 thuyền nhân VN với 14 ghe
Ngày 22.7.87 cập bến Rouen (Pháp) với 229 thuyền nhân VN


Cảng Hamburg chính là nơi xuất phát và trở về của các con tàu nhân đạo Cap Anamur và các vị chủ tàu đều là người Đức đang sinh sống tại Hamburg.
Cảng Hamburg còn là một trong những địa điểm du lịch quan trọng của nước Đức, nơi hàng năm có trên 7 triệu du khách từ khắp nơi trên thế giới viếng thăm, tiếp nhận gần 2 triệu containers hàng hóa và hiện đang được tu bổ, mở rộng để trở thành hải cảng lớn nhất Âu Châu vào năm 2012.




Một biểu tượng của người Việt tỵ nạn CS sẽ được dựng tại cảng Hamburg vào năm 2009 để :

- - tri ân nhân dân, chính quyền Đức và ủy ban Cap
Anamur đã mở rộng vòng tay nhân đạo cứu vớt,
cưu mang và giúp đỡ thuyền nhân VN.
- nói lên chính nghĩa Quốc Gia của thuyền nhân
VN đã liều mình vì lý tưởng Tự Do
- và tưởng niệm những đồng hương đã bỏ mình trên đường tìm Tự Do.

Đó chính là CHÍNH NGHĨA CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CS ĐƯỢC NÊU CAO NGAY TẠI MỘT ĐỊA ĐIỂM QUỐC TẾ.

Hamburg từ lâu đã được mệnh danh là : Cửa ngõ ra thế giới (Das Tor zur Welt)
Và giờ đây Hamburg còn được gọi là : Cửa ngõ đến tình người (Das Tor zur Menschlichkeit)
Trích từ Website:
http://www.danviet.de/baiOhneMenu.php?bai=17&LinkIndex=index.php?&vung=&muc=5&AnfPos=0&Auswahl=&Eingabe=&Gr=1&Eb1=6&Eb2=0&Eb3=0&TypEb=b&ReiterA=0&ReiterB=0

Thursday, July 2, 2009

Thông Cáo Báo Chí Của Văn phòng Thượng Nghị Sĩ Boxer

Thông Cáo Báo Chí Của Văn phòng Thượng Nghị Sĩ Boxer

Hai TNS Boxer và Brownback dẫn đầu việc kêu gọi Việt Nam thả tự do cho Lm. Nguyễn Văn Lý

Thứ Tư, ngày 1 tháng 7, năm 2009Washington, DC -

Hôm nay, hai TNS Barbara Boxer (Đảng Dân Chủ, California) và Sam Brownback (Cộng Hòa, Kansas), cùng với 35 Thượng Nghị Sĩ khác đã gởi thư đến Chủ tịch Nguyễn Minh Triết và kêu gọi thả tự do cho Cha Nguyễn Văn Lý, một vị chủ chăn Công giáo và cũng là một nhà đấu tranh nhân quyền. Toàn văn lá thư của các TNS như sau:
Ngày 1 tháng 7, năm 2009
Gởi ông Nguyễn Minh Triết
Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Nhờ Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Washington chuyển thư này

Thưa ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Chúng tôi gởi đến ông chủ tịch và tập đoàn lãnh đạo Việt nam lòng quan ngại sâu sắc liên quan đến việc giam giữ Vị Linh Mục Bất đồng chính kiến, Cha Thađêo Nguyễn Văn Lý và kêu gọi ông chủ tịch góp sức để bảo đảm việc hành xử có chút tính người và nhất quán với những điều luật mà nhà nước Việt Nam của các ông đã cam kết, cũng như theo công pháp quốc tế mà các ông đã cam kết tuân thủ.

Vấn đề là:

Vào ngày 18 tháng 2 năm 2007, chính phủ Việt Nam đã bắt Cha Lý, một Mục tử Công giáo tại ngay giáo xứ của Ngài ở Huế. Ngay sau đó vào ngày 30 tháng 3 năm 2007, Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã bị tòa án của các ông xử án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế chỉ vì Ngài Linh Mục khả kính này đã bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa cũng như chia sẻ các ý kiến của Ngài với những người khác. Chắc ông chủ tịch cũng dư biết rằng Cha Lý rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ qua các hoạt động vì tự do tôn giáo và dân chủ.

Theo thông tin chúng tôi có được từ các tổ chức quốc tế nhân quyền thì việc bắt giam và xử án Linh Mục Nguyễn Văn Lý có nhiều vi phạm vô cùng nghiêm trọng từ phía tòa án của các ông tại Huế. Trong suốt phiên xử chỉ kéo dài 4 tiếng, Cha Lý không có sự trợ giúp pháp lý nào và cũng không được phép bào chữa. Khi Cha Lý định lên tiếng thì một tên an ninh lập tức chận lại bằng cách chụp cả bàn tay lên bịt miệng của Ngài lại và dùng vũ lực áp giải Ngài ra khỏi phòng xử án.

Theo hiến pháp của Việt Nam, và Công ước Quốc tế về Những Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), mà Việt Nam là một thành viên, thì tất cả mọi công dân đều được hưởng các quyền tự do tôn giáo, tự do bày tỏ chính kiến, tự do phát biểu và quyền được lập hội. Cả hiến pháp của cộng sản Việt Nam các ông và Công ước Quốc tế đều bảo đảm quyền được bảo vệ trước tòa, quyền được biện hộ và trợ giúp pháp lý. Việc bắt, xử và giam giữ Cha Lý đến nay đặt ra câu hỏi là liệu nước cộng sản Việt Nam các ông có tuân thủ những nguyên tắc này không.

Vì những vi phạm vô cùng nghiêm trọng đã nêu, liên quan đến việc bắt giữ, xử án và giam tù Cha Lý, chúng tôi yêu cầu chính phủ Cộng Sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức và cho phép Cha Lý trở về trú quán và tiếp tục làm công việc Linh Vụ và Mục Vụ mà không bị ngăn trở, và Ngài Nguyễn Văn Lý phải được phép thực thi quyền tự do bày tỏ ý kiến cũng như quyền lập hội. Ngay lúc này đây, chúng tôi cũng khẩn thiết yêu cầu chính phủ Cộng sản Việt Nam các ông cung cấp cho cộng đồng quốc tế những thông tin liên quan về tình trạng sức khoẻ của Linh Mục Nguyễn Văn Lý.

Cám ơn sự giúp đỡ của ông chủ tịch đối với vấn đề hệ trọng này.

Kính chào
Ký tên:
Barbara Boxer; Sam Brownback; Edward M. Kennedy; Patrick J. Leahy; Richard Durbin; Maria Cantwell; Chuck Grassley; Arlen Specter; Thad Cochran; Saxby Chambliss; Jeff Bingaman; Byron L. Dorgan; Mark Udall; Jon Kyl; Mark Begich; Carl Levin; Ron Wyden; Jim Bunning; Tom Udall; Orrin G. Hatch; Barbara A. Mikulski; Benjamin L. Cardin; Mary L. Landrieu; Johnny Isakson; Edward E. Kaufman; Charles E. Schumer; Evan Bayh; Roland W. Burris; Joseph I. Lieberman; Frank R. Lautenberg; Robert F. Bennett; Debbie Stabenow; Kirsten E. Gillibrand; Herb Kohl; Mike Johanns; James E. Risch; Sherrod Brown.