Wednesday, July 29, 2009

Cảm Nghĩ Qua Buổi Ra Mắt Sách

"Những Biến Động Miền Trung"
tại Brisbane của Tác Giả Liên Thành


H1: Quan khách và đồng hương chào cờ (hàng đầu, từ trái qua phải: ông Ron Attwood, dân biểu Julie Attwood, ông Đỗ Đăng Liêu (Việt Tân Uc châu), ông Liên Thành, BS Bùi Trọng Cường (Chủ tịch CĐ NVTDUC-Qld)

Vài hàng phi lộ

Trong những tháng đầu diễn đàn Phố Nắng được mở ra, một vi hữu đã liên tục gởi những đoạn của quyển Những Biến Động Miền Trung vào diễn đàn. Ban Điều Hành đã vất vả một thời về chuyện này vì có nhiều người, có thể vì công tâm, cũng có thể vì lợi dụng cơ hội để tấn công đệ, đã chỉ trích diễn đàn là đăng bài công kích tôn giáo. Quả tình là trong một số đoạn của quyển sách này có đề cập đến khía cạnh chính trị của tập thể Ấn Quang và một số nhà sư, mà theo tác giả là nằm vùng của VC. Trước buổi ra mắt sách ở Texas thì cũng có một vài sự chống đối. Cũng trong cùng thời gian mà quyển "Những Biến Động Miền Trung" được phổ biến trên internet và ra mắt ở nhiều nơi trên thế giới, thì phong trào chỉ trích, nếu không muốn nói là đánh phá, tôn giáo, tấn công các vị trong hàng giáo phẩm rộ lên trên các diễn đàn điện tử.

Thông thường vì làm việc vào chiều thứ Bảy nhưng trước tính controversial của quyển "Những Biến Động Mền Trung", tiểu đệ đã nghỉ chiều hôm qua để tham dự cuộc ra mắt sách.

H2: Tác giả Liên Thành

Ai Vàng, Ai Thau?

Hôm qua, trong một vài lần, tác giả Liên Thành có nhắc về cái nhìn theo con mắt tình báo của ông. Ông có đề cập đến một huynh trưởng trong gia đình Phật tử ở Hoa Kỳ, chống Cộng rất hăng, nhưng lại chính là tên VC nằm vùng mà ông đã bắt trước đây. Chính trị là một "trò chơi" thiên biến vạn hóa, đầy dẫy lường lọc, nên không thể đơn giản xem mặt mà bắt hình dong, không thể thấy người ta chửi VC thì lập tức cho rằng họ không phải VC. Một người có kinh nghiệm tình báo như tác giả Liên Thành thì nhìn sự việc qua con mắt tình báo chuyên nghiệp, còn thường dân như chúng ta, không có "nghiệp vụ", thì đành nhìn những chiêu thức chính trị bằng một thái độ cân nhắc. Bản thân quyển "Những Biến Động Miền Trung" là một tác phẩm chính trị, một chiêu thức chính trị, và vì không phải thấy người ta chống Cộng thỉ mình tin, cho nên tiểu đệ cũng nhìn tác phẩm này với một sự thận trọng, cân nhắc cần có, dù không hề có thiên kìến.

H3: Quang cảnh hội trường tại Brisbane

Kính thưa quý vị,
Theo tài liệu trên diễn đàn, trong đoạn "CHỐNG BẦU CỬ TỔNG THỐNG NHIỆM KỲ II - 1971", quyển sách có viết:
"Tình hình chính trị lại sôi động trở lại, Hoàng Kim Loan và Phật Giáo Ấn Quang tại Huế dùng sinh viên, học sinh và tín đồ Phật Giáo phát động một vụ biến động mới tại Huế: Chống bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ II.
1971 là năm bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ II vào ngày 1-10 1971. chỉ độc nhất có một liên danh ra ứng cử là liên danh Nguyễn Văn Thiệu- Trần văn Hương, vì thế báo chí đối lập gọi cuộc bầu cử này là "Bầu cử độc diễn". Phật giáo Ấn Quang chống đối mãnh liệt 'Bầu cử độc diễn'.
Các khuôn hội Phật giáo, Tỉnh Hội Phật giáo được lệnh chỉnh đốn hàng ngũ để chờ lệnh 'Thầy' hành động. Hoàng Kim Loan nhảy vào cuộc, mọi cơ sở nội, ngoại thành, nằm trong Phật giáo, học sinh, sinh viên, tiểu thương chợ Đông Ba được lệnh sẵn sàng tham chiến. Ngoài hai lực lượng kể trên, còn có những thành phần đối lập, phe nhóm chính trị chống đối Tổng thống Thiệu, đã âm thầm nhảy vào ăn có, tạo cho tình hình chính trị, an ninh tại Huế vừa phức tạp, vừa nguy hiểm."
Nếu có theo dõi các bài viết gần đây về Hòa Thượng Thích Quảng Độ, có lẽ chúng ta cũng thấy Hàn Giang Trần Lệ Tuyền và một số ngòi bút khác nối kết HT Quảng Độ với Ấn Quang. Không phải người đọc nào cũng đọc từng chữ và cũng suy gẫm cho cặn kẻ, cho nên qua những bài viết trên (Những Biến Độn iền Trung và các bài về HT Quảng Độ sau này), người ta dễ có ấn tượng không tốt về HT Quảng Độ. Người ta cũng có ấn tượng chung là VC dễ dàng khuynh đảo tập thể theo Phật giáo và mất tin tưởng vào các vị sư. Việc Phật giáo dễ bị VC trà trộn vào khuynh đảo cũng được tác giả Liên Thành xác nhận trong buổi ra mắt sách hôm qua.
Nếu có theo dõi các bài viết gần đây về Hòa Thượng Thích Quảng Độ, có lẽ chúng ta cũng thấy Hàn Giang Trần Lệ Tuyền và một số ngòi bút khác nối kết HT Quảng Độ với Ấn Quang. Không phải người đọc nào cũng đọc từng chữ và cũng suy gẫm cho cặn kẻ, cho nên qua những bài viết trên (Những Biến Động miền Trung và các bài về HT Quảng Độ sau này), người ta dễ có ấn tượng không tốt về HT Quảng Độ. Người ta cũng có ấn tượng chung là VC dễ dàng khuynh đảo tập thể theo Phật giáo và mất tin tưởng vào các vị sư. Việc Phật giáo dễ bị VC trà trộn vào khuynh đảo cũng được tác giả Liên Thành xác nhận trong buổi ra mắt sách hôm qua.
H4: Ông Nguyễn Văn Sanh điểm sách “Biến Động Miền Trung”


Hai Thắc Mắc

Kính thưa quý vị,
Chúng tôi không ở trong vị trí có thể nói là tác giả nói đúng sự thật hay không nhưng nhìn chung những điều mà tác giả trình bày trong buổi ra mắt sách hôm qua hợp lý. Song với cái "timing", sự trùng hợp về thời gian của việc ra mắt quyển Những Biến Động Miền Trung và phong trào tấn công tôn giáo trên diễn đàn, với sự ảnh hưởng của quyển sách lên cái nhìn chính trị về Phật Giáo (dù có thể không phải do tác giả cố ý), chúng tôi đến nghe ông Liên Thành với hai câu hỏi trong đầu:

1. Tại sao quyển "Những Biến Động Miền Trung" được ra măt vào thời điểm này, hơn 34 năm sau ngày mất nước (trùng hợp với lúc sự phân hóa trong hàng ngũ giáo phẩm Phật giáo VN nổ ra dư luận)?

2. Tác giả Liên Thành, người có tầm nhìn tình báo, chính trị, có quan tâm sâu sắc đến vai trò chính trị của Phật giáo, nghĩ gì về những biến động trong Phật giáo gần đây, đặc biệt là lời kêu gọi bất tuân dân sự và biểu tình tại gia của HT Quảng Độ.

Ôn cố, để tri tân, như vậy lịch sử mới xứng đáng với giá trị của nó. Những chuyện xày ra cách đây 43 năm (1966) không đáng để ta biết nếu nó không có một giá trị gì hết cho hiện tại và tương lai. "Những Biến Động Miền Trung" là một bản cáo trạng những tội ác cũ của VC, nó cũng vạch ra những chân tướng lũng đoạn tôn giáo của VC. Song việc tố cáo Thích Trí Quang, Hoàng Phủ Ngọc Tường, những nhân vật không có một chút quyền uy hiện nay của VC không làm cho tiểu đệ cảm thấy quyển sách ấy là một tác phẩm có giá trị chống Cộng đương thời. Cho dù Hoàng Phủ Ngọc Tường có bị tác giả Liên Thành mang ra tòa án quốc tế về tội diệt chủng, xã hội VC ngày nay cũng sẽ không có một thay đổi đáng kể nào cả. Những điều mà tác giả nói, đề cập, tuy có chi tiết hơn những điều ta đã biết, song nhìn chung, những chuyện như VC cho gián điệp khoác áo nhà sư, chuyện VC thảm sát dân Huế, cũng không có gì mới lạ.

Nên tiểu đệ đến tham dự, lòng mong tác giả Liên Thành giải đáp, hoặc cho ý kiến về hai thắc mắc trên.

Đệ đã hỏi. Trong phần đặt câu hỏi, có người nhắc đến Trịnh Công Sơn, nên ngoài hai câu hỏi chính trong bụng, đệ có hỏi cái nhìn của tác giả về nhạc sĩ họ Trịnh. Từ đề tài nhạc sĩ họ Trịnh này, tiểu đệ đưa sang hai câu hỏi chính.

Niềm Riêng Chưa Thỏa

Trả lời cho câu hỏi "tại sao quyển sách được đưa ra vào thời điểm này", tác giả cho biết với ý chính như sau.

- Vì có nhiều chuyện tiết lộ sớm không được, và lương tâm của một nhà tình báo không cho phép. Tác giả đưa ví dụ việc ký giấy cho Trịnh Công Sơn trốn lính để làm tình báo hai mang, nếu tiết lộ sớm, khi họ Trịnh chưa chết thì sẽ ảnh hưởng không những đến đương sự mà còn đến người thân của đương sự. Ông cũng nói thêm là quyển Những Biến Động Miền Trung ra đời trong thời điểm này vẫn không phải là trễ.

Câu trả lời này không làm cho đệ thỏa mãn. Chuyện của Trịnh Công Sơn là một chuyện nhỏ so với các biến động ở miền Trung, trong đó, chuyện Phật tử bị Thích Trí Quang, mà theo tác giả là đảng viên CS, dẫn dụ xuống đường, chuyện trận đánh tết Mậu Thân và mùa hè đỏ lửa mới là quan trọng. Tác giả đã đưa một tiểu tiết để trả lời cho lý do tác phẩm phải đợi đến 34 năm sau mới ra đời. Bất cứ lý do gì mà tác giả đưa ra cũng có thể được chấp nhận, nhưng có giải tỏa được thắc mắc ẩn sâu trong lòng của người nghe hay không là một chuyện khác.

Trước câu hỏi về nhận định của tác giả qua lời kêu gọi Bất Tuân Dân Sự của HT Quảng Độ, ông cho biết là không có theo dõi nên không có ý kiến. Tiểu đệ thật buồn, vì tác giả là người viết sách chính trị, là một cụu sĩ quan cảnh sát đặc biệt, là người phanh phui câu chuyện Ấn Quang, là người hiểu và có sự lưu tâm đặc biệt đến những âm mưu của VC đối với Phật Giáo, là người còn có lòng với vận nước, mà không theo dõi sự vụ liên quan đến lời kêu gọi của lão HT đứng đầu Giáo Hội PGVNTN. Vậy thì bao nhiêu người dân bình thường sẽ theo dõi, sẽ để ý đây?

Đệ ra vế, cảm thấy tác giả Liên Thành là người có nhiều kiến thức về những biến động ở miền Trung hơn bốn mươi năm trước, là người ăn nói chững chạc khôn ngoan, nhưng hai thắc mắc kia vẫn còn vướng đâu đó trong lòng. Đệ vẫn nhìn về tác giả Liên Thành với một sự cân nhắc như trước đây.

Ở Queensland, BS Bùi Trọng Cường, Chủ Tịch CĐ đích thân tổ chức cho buổi ra mắt sách này, nhưng ở Sydney, với dân số người Việt gấp 5 lần Brisbane, thì buổi ra mắt sách lại được một người từ Queensland xuống để tổ chức. Không biết các nhân vật trong cộng đồng Sydney có phải vì có cùng cái nhìn cân nhắc như đệ hay không mà không có ai đứng ra tổ chức. Có phải hay không thì chưa biết, nhưng việc "phố nhỏ" Brisbane, đưa người xuống thủ phủ Sydney, tổ chức cho một buổi ra mắt sách thì tiểu đệ mới nghe lần đầu tiên.

Nguyễn văn Hoàng
(http://aa.mc358.mail.yahoo.com/mc/compose?to=hoang4eb@gmail.com)

No comments:

Post a Comment