Saturday, August 22, 2009

Chúng ta nghĩ gì ?

VN mở lãnh sự quán tại Houston "tháng chín"


Houston sẽ là lãnh sự quán thứ hai của Việt Nam tại Mỹ, sau San Franciso.

Việt Nam vừa loan báo sẽ khai trương lãnh sự quán thứ hai tại Hoa Kỳ trong tháng Chín.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam nói trong cuộc họp báo thường kỳ tại Hà Nội, rằng “Việt Nam sẽ mở lãnh sự quán tại Houston, Texas, Mỹ không muộn hơn tháng 9-2009”

Tổng lãnh sự sẽ là ông Lê Dũng, nguyên Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí kiêm người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Nhân sự mới được đề cử vào chức phát ngôn nhân thay ông Dũng là bà Nguyễn Phương Nga.
Bà Nga vừa được bổ nhiệm vào chức phát ngôn viên Bộ Ngoại giao trong cuộc họp báo ngày 20 tháng Tám tại Hà Nội.

Một số người Việt tại Houston cho BBC Việt Ngữ hay kế hoạch mở lãnh sự quán Việt Nam đã được nói đến từ hai ba năm nay, và trước sau rồi cũng sẽ xảy ra.

“Đây là quan hệ ngoại giao giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam, người chống thì có quyền chống nhưng không thể cưỡng lại chính sách của chính phủ Hoa Kỳ,” ông Đặng Văn Âu, một ký giả tự do tại Houston nói.
Một số hội đoàn và cộng đồng người Việt tại Houston nói họ sẽ chống lại kế hoạch mở tòa Tổng lãnh sự quán Việt Nam.

Ông Hoàng Duy Hùng, chủ tịch Cộng đồng người Việt Quốc gia Houston và vùng phụ cận, cho báo Người Việt, tờ báo ra tại California hay, “chắc chắn chúng tôi sẽ biểu tình suốt ngày đêm.”

“Cộng đồng sẽ làm áp lực bằng cách cử một phái đoàn qua văn phòng dân biểu Al Green, lên Washington D.C. để làm áp lực ngoại giao,” ông Hùng nói thêm.

Theo nguyên tắc đối ứng ngoại giao, Hoa Kỳ cũng sẽ được phép mở tòa lãnh sự tại Đà Nẵng.

Phía Hoa Kỳ chưa nói gì đến thời gian họ dự tính khai trương cơ sở ngoại giao tại miền Trung.

Tại Hoa Kỳ, Việt nam có đại sứ quán tại Washington D.C. và tổng lãnh sự quán ở San Francisco.

Monday, August 17, 2009

KÊU GỌI SỰ ỦNG HỘ CHO TRANG WEB

Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Úc Châu
(COMMUNITY OF THE VIETNAMESE REFUGEES IN AUSTRALIA)
P.O.Box 225 Cabramatta NSW 2166 Australia
Tel: +61 451 207 512

KÊU GỌI SỰ ỦNG HỘ CHO TRANG WEB
http://www.cdnguoiviettynan.net/
Kính thưa qúy vị,
Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn tại Úc Châu tha thiết kêu gọi tất cả các tổ chức kinh doanh tại Úc,
hỗ trợ cho trang web của Cộng Đồng mau chóng đưa vào hoạt động nhằm góp tay
trong công cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Mỗi một Logo quảng cáo trên trang web của Cộng Đồng xin qúy vị ủng hộ $100 Aud.
Trân trọng kính chào,
Thay mặt Ban Điều Hành
Ban Điều Hành Trưởng

Võ Văn Trung

Ghi chú:
Mọi sự ủng hộ (money order hay cheque) xin gởi về :

Võ Văn Trung
P.O.Box 225
Cabramatta NSW 2166

Saturday, August 15, 2009

THẮP NẾN CẦU NGUYỆN tại BRISBANE - QUEENSLAND

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM BRISBANE - QUEENSLAND

THẮP NẾN CẦU NGUYỆN CHO GIÁO XỨ TAM TÒA

Trong tâm tình hiệp thông và chia sẻ với giáo xứ Tam Toà nói riêng và với toàn thể đồng bào tại Việt nam nói chung, về sự áp bức và đàn áp tôn giáo của nhà cầm quyền cộng sản, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Brisbane đã tổ chức buổi thắp nến cầu nguyện vào tối thứ Sáu 14/08/09, tại Hội Trường Trung Tâm Công Giáo Việt Nam Brisbane.


Quang cảnh hội trường Trung Tâm Công Giáo VN Brisbane


Buổi lễ diễn ra vào khoảng 7 giờ 20. Mở đầu chương trình, cô Đỗ Mỹ Linh giới thiệu thành phần quan khách tham dự. Chúng tôi ghi nhận có sự hiện diện của Đại đức Thích Thiện Hữu, trụ trì chùa Phật Đà, ông Tăng văn Ngô, Hội trưởng Hội Phật Giáo Hoà Hảo tại Queensland, ông Trần Thanh Vân, Phó Chủ tịch Nội Vụ CĐ NVTD-Qld và đại diện các hội đoàn và đoàn thể.

Từ trái qua phải: ông Đinh Văn Điền (Chủ tịch CĐ Công Giáo VN Brisbane), ông Đỗ văn Tô (Chủ tịch Hội Người Việt Cao Niên -Qld), ông Tăng văn Ngô (Hội trưởng Hội Phật Giáo Hoà Hảo - Qld), Đại đức Thích Thiện Hữu (Trụ trì chùa Phật Đà), ông Trần Thanh Vân (Phó Chủ tịch Nội Vụ CĐ NVTD-Qld), Linh mục Phao Lô Lương Minh Chánh

Ông Đinh Văn Điền, Chủ tịch CĐ Công Giáo VN Brisbane, đã có đôi lời chào mừng cùng quan khách. Tiếp theo là ba hồi chiên trống, và nghi thức thắp nhang do Linh mục Phao Lô Lương Minh Chánh và hai vị cao niên thực hiện.

Nghi thức thắp hương

Sau đó là phần phát biểu của LM Phao Lô Lương Minh Chánh và của ông Trần Thanh Vân, Phó Chủ Tịch CĐ NVTD-Qld.

Xen kẻ giữa các bài phát biểu là những bài thánh ca do ca đoàn Têrêsa trình bày. Ban tổ chức cũng cho trình chiếu một video về những diễn biến của cuộc đấu tranh của giáo xứ Tam Toà .

Thắp nến cầu nguyện cho Tam Tòa


Mọi người cùng thắp nến cầu nguyện cho Tam Tòa

Sau phần trình chiếu video, LM Phaolô Lương Minh Chánh và đại diện các giáo họ đã tiến hành nghi thức thắp nến. Những ngọn nến lung linh trong tiếng hát của bài Thánh ca “Thắp Sáng Trong Con” như khơi dậy niềm tin trong lòng mọi người.

Cuối cùng là lời nguyện của thiếu nhi, giới trẻ và bô lão.

Đại diện thiếu nhi, giới trẻ và bô lão đọc lời nguyện

Trước khi cảm tạ và chào tạm biệt cùng quan khách, ông Đinh Văn Điền, Chủ tịch CĐ Công Giáo VN Brisbane, đã phổ biến thông báo về sinh hoạt “Một Buổi Chiều Cho Galang” của Ban phát thanh Việt ngữ 4EB sẽ được tổ chức vào Chủ Nhật 23/08/09.



Buổi lễ bế mạc bằng một hồi chiêng trống.

Phóng viên không biên...lai

Friday, August 14, 2009

Tuyên Cáo

Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Úc Châu
(COMMUNITY OF THE VIETNAMESE REFUGEES IN AUSTRALIA)
http://www.nguoiviettynan.net/
http://nguoiviettynan.blogspot.com/
Email: luathieng.sydney@gmail.com
P.O.Box 225 Cabramatta NSW 2166 Australia
Tel: +61 451 207 512
Tuyên Cáo
Phản đối chính quyền CSVN đàn áp, đánh đập dã man các vị linh mục và giáo dân ở Giáo Xứ Tam Toà,
Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình.

Kính thưa qúy vị,

Trong thời gian 34 năm cầm quyền, chính quyền CSVN không hề tôn trọng các quyền tự do dân chủ của người dân mà còn ra sức đàn áp những nhà đấu tranh bất bạo động, những người đòi hỏi thực thi các quyền dân chủ tự do cho đồng bào.

Tự do tín ngưỡng là một quyền tự do căn bản trong các quyền tự do dân chủ, bất khả xâm phạm của con người đã được nhà cầm quyền CSVN ghi trong Hiến Pháp của nhà nước CSVN và đã cam kết tôn trọng trong bản
Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc.

Ngày 20 tháng 7 năm 2009 vừa qua, Nhà cầm quyền CSVN đã để lực lượng công an địa phương đàn áp dã man và gây thương tích cho một số giáo dân và các vị Linh Mục. Sau đó công an cũng đã bắt giam một số giáo dân và tự tiện tịch thu một số vật dụng của giáo dân mà không lập biên bản.

Nay Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản tại Úc Châu tuyên cáo:

1)Cực lực lên án hành động đàn áp, khủng bố giáo dân ở Giáo Xứ Tam Toà,
Thành Phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình.

2)Yêu cầu chính quyền CSVN trả tự do tức khắc, vô điều kiện cho những giáo dân đang bị giam giữ trái phép và trả lại tất cả tài sản cho giáo dân Giáo Xứ Tam Toà đã bị chính quyền địa phương tịch thu.

Đồng thời kêu gọi:

1)Các tổ chức trên thế giới cùng lên án những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN.

2)Các vị dân biểu tại Úc, Hoa Kỳ và các nước khác dùng ảnh hưởng ngoại giao và kinh tế áp lực với nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng Luật Quốc Tế Nhân Quyền, Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

3) Các tổ chức tôn giáo tổ chức những buổi cầu nguyện cho qúy Linh Mục và giáo dân
Giáo Xứ Tam Toà sớm được thoát khỏi sự đàn áp của CSVN.

Sydney, ngày 13 tháng 8 năm 2009
Thay mặt Ban Điều Hành Lâm Thời
Điều Hành Trưởng

Võ Văn Trung

Tuesday, August 4, 2009

Đảng Cộng sản VN lo 'tự diễn biến'

Trưởng ban Tuyên giáo Tô Huy Rứa được cho là một trong số các ứng viên vào vị trí Tổng bí thư tới đây

Lãnh đạo ngành tư tưởng của đảng Cộng sản Việt Nam mới lên tiếng xác định đường lối chính trị trước Đại hội XI, chống 'tự diễn biến, chuyển hóa' và nhắc đến Biển Đông.

Trong bài đăng trên báo Đảng, tờ Nhân Dân điện tử hôm 03/08 vừa qua, ông Tô Huy Rứa (sinh năm 1947), người được coi là một ứng viên cho chức tân tổng bí thư, đã nhận định đảng CSVN đang đứng trước một bối cảnh quốc tế 'phức tạp'.

Bài viết của ông Rứa, hiện giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng mô tả một thực tế là "bối cảnh quốc tế và trong nước diễn biến phong phú, khẩn trương, phức tạp."

Ông cảnh báo về nguy cơ chuyển biến nội bộ, thậm chí đặt nó cao hơn 'diễn biến hòa bình', điều mà đảng CS xưa nay vẫn cho là cách mà các 'thế lực thù địch bên ngoài' cổ suý.

Theo ông, đảng cầm quyền phải coi công tác tư tưởng là hàng đầu nhưng cần gắn kết chặt chẽ nó "với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh."

Không đồng minh?

Điều đáng chú ý là trong cả bảy đề xuất về công tác chỉ đạo tư tưởng của đảng CSVN đối với gần như tất cả các lĩnh vực còn lại của đời sống kinh tế, xã hội, và cả văn hóa, truyền thông, ông Rứa không nêu ra rõ đồng minh cho đường lối của Việt Nam là ai.

Cần chủ động phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa và đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bác bỏ các luận điệu tuyên truyền phản động, làm thất bại âm mưu, hoạt động "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn, lật đổ, hình thành lực lượng đối lập của các thế lực thù địch.

"Ông Tô Huy Rứa"

Trong cả bài không có một chữ nào nhắc đến Trung Quốc, nước lớn nhất thế giới mà ít ra là hình thức vẫn theo chủ thuyết Cộng sản.

Bài viết của ông cũng không còn câu quen thuộc trước đây về 'các nước xã hội chủ nghĩa anh em' như Cuba, Bắc Hàn, hay các đảng Cộng sản trên thế giới.

Thậm chí, vấn đề tranh chấp Biển Đông được ông nêu ra như một thách thức lớn.

Tiến sĩ Rứa viết: "Xu hướng cạnh tranh giữa các nước, nhất là các nước lớn sẽ ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn, đặc biệt trên các địa bàn chiến lược, trong đó có Biển Ðông."

Và ông cho rằng "tình hình mới đó sẽ tác động nhiều mặt đối với nước ta cả tích cực và tiêu cực trong thời gian tới."

Công tác thông tin tuyên truyền ra bên ngoài của nhà nước Việt Nam vì thế, theo ông, cần tập trung vào ba đối tượng, "nhân dân các nước trên thế giới, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam."

Chính sách thông tin trong nước được ông xác định là thực hiện đường lối "thông tin hai chiều, tăng cường đối thoại, lắng nghe", và cho áp dụng các khảo sát xã hội.

Vẫn Mác-Lê



Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đã nghỉ hưu nhưng vẫn lên tiếng về an ninh vùng Tây Nguyên, nơi có dự án bauxite với TQ

Tuy nhiên về cốt lõi của hệ thống tư duy chính trị thì ông không nêu ra điều gì mới, ngoài những thứ như chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ông Rứa cũng không nhắc lại cụm từ 'đấu tranh giai cấp'.

Mục tiêu mà đảng CSVN theo đuổi cũng chưa có định nghĩa rõ như ông Tô Huy Rứa nêu rằng cần "tiếp tục làm sáng tỏ nhận thức, quan niệm về CNXH và con đường đi lên CNXH của nước ta".

Có vẻ như trong lúc đề cao công tác tư tưởng, vị lãnh đạo cao nhất của ngành tuyên truyền và giáo dục tại Việt Nam đề ra phương châm tự lo, cố giữ vững ổn định nội bộ, đồng thuận.

Những tác động mạnh của dư luận trong nước vừa qua, ngay từ chính các cán bộ lão thành, cựu sĩ quan cao cấp của quân đội đối với quan hệ Việt - Trung, vụ bauxite Tây Nguyên v.v. có thể là yếu tố khiến nhu cầu gắn kết nội bộ ngày càng được Đảng cầm quyền đề cao.

Đảng cũng đang tự mình từng bước tìm đường, cố gắng chỉnh sửa trong bối cảnh đối nội và đối ngoại mà Ban lãnh đạo nhận định là khó khăn trong những năm tới.

Sunday, August 2, 2009

Trại tỵ nạn Việt Nam tại Galang

Bản tin thay Thông báo
của Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam

v/v Hà Nội áp lực. Indonesia phản đối lệnh đóng cửa trại tỵ nạn Việt Nam tại Galang, Batam

Ngày Thứ Sáu 30-7-2009 vừa qua tờ Jakarta Post của Indonesia đã loan đi bản tin về việc chính quyền sở tại khu vực quần đảo Batam (tỉnh Riau, Indoensia) phản đối lệnh đóng cửa trại tỵ nạn cũ của người Việt và người Kampuchia tại Galang của Jakarta (http://www.thejakartapost.com/news/2009/07/30/closure-former-refugee-camp-stirs-protest.html).

Theo bản tin trên, ông Kamsa Bakri, Chủ tịch Hiệp Hội các Công ty Du lịch (ASITA) tại Batam cho biết rằng Hiệp Hội này rất bất bình về lệnh đóng cửa trại Galang vì địa điểm này là một trong những tụ điểm du lịch thu hút rất nhiều khách trong và ngoài nước tại quần đảo Batam.

Tưởng cũng nên nói thêm, trại tỵ nạn Galang cũ nằm trong đảo Galang, cách Batam khoảng 50 cây số về hướng Đông Nam, trong khi Batam cách Singapore khoảng một giờ đường tàu đi về hướng nam. Ngày xưa thời thuyền nhân còn ở trại Galang, người ta không thể đi bằng xe từ Batam đến Galang. Ngày nay 6 cầu nối các đảo lớn nhỏ lại với nhau, du khách Singapore đến Batam có thể tới Galang một cách rất dễ dàng, chỉ mất một tiếng đồng hồ xe taxi hay xe buýt. Khu vực Batam còn đang trong giai đoạn đầu phát triển, nhà cửa cao ốc, thương xá còn đang xây dựng mạnh mẽ, cho nên khu trại Galang đóng một vai trò rất quan trọng. Chùa Quan Âm, nhà thờ Galang 2, và chùa Kim Quang là một trong những địa điểm du lịch chính của Batam và khu trại Galang. Từ khi người Việt tỵ nạn cuối cùng rời khỏi Galang, chính quyền sở tại đã cử một đội công nhân hàng chục người ngày đêm gìn giữ bảo quản và chăm sóc, trồng hoa, cắt cỏ, sơn phết di tích, làm lại đường xá. Trên bờ biển trại Galang, hàng quán mọc lên rất nhiều và là nơi nghỉ mát ưa thích của du khách và cư dân địa phương tại Batam, một đảo có dân số gần nửa triệu người.

Trả lời Jakarta Post, ông Kamsa Bakri, Chủ tịch Hiệp hội các Công ty Du lịch (ASITA) tại Batam nhấn mạnh: “Đóng cửa trại tỵ nạn cũng đồng nghĩa với việc giảm lương của nhân viên các công ty du lịch”. Ông phản đối lệnh đóng cửa trại này vì khu vực trại là một trong những địa điểm khách du lịch trong và ngoài nước thường xuyên thăm viếng nhất và cũng vì việc đóng cửa trại sẽ làm giảm thời gian du khách ở lại thăm viếng Batam. Ông nhấn mạnh Chính phủ Indonesia lẽ ra “phải phát triển khu vực này thêm lên” chứ không phải làm nhỏ hẹp lại hay dẹp bỏ. Tại cuộc họp báo vào đợt triển lãm Các Doanh Nghiệp Trung và Nhỏ thuộc khối ASEAN ông Kamsa đã mạnh dạn phát biểu “Chúng tôi phản đối việc cấm quảng bá trại tỵ nạn cũ ra nước ngoài khi vấn đề quảng bá đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.”





Bà Nada Faza Soraya, Chánh Sự Vụ Phòng Thương Mại Batam cho biết Phòng Thương Mại mong muốn chính phủ và tất cả các bên liên hệ (ám chỉ chính phủ Việt Nam) nên công nhận những lợi ích khác nhau của khu vực trại tỵ nạn cũ này. Bà Nada nhấn mạnh thêm “các công ty Du lịch (Indonesia) không có ý định khai thác quá khứ đen tối của chính phủ Việt Nam”. Qua phát biểu này bà Nada thay mtạ doanh nhân Indonesia ngầm lên tiếng cảnh cáo và phản đối chính phủ Việt Nam rằng các doanh nhân Indonesia không can thiệp vào chuyện Việt Nam, không nói xấu Việt Nam, vì vậy Việt Nam không có lý do gì để can thiệp vào chuyện làm ăn của doanh nhân Indonesia.


Một lần nữa bà Nada nhấn mạnh rằng doanh nhân “không can thiệp vào những vấn đề chính trị của quốc gia. Đối với chúng tôi, đây là một nơi hoàn toàn lợi ích để làm tụ điểm du lịch lạ nhằm thu hút du khách.” Và Bà “ tin rằng địa điểm này hoàn toàn có giá trị lịch sử và nhân đạo.” Khu vực trại Galang là nơi đã tiếp nhận khoảng 200.000 thuyền nhân Việt Nam dừng chân trước khi đi định cư ở đệ tam quốc gia. 200.000 thuyền nhân này đã từng đặt chân đến khu vực Anambas, khu vực Natuna và các khu vực khác trong số hàng chục ngàn đảo nhỏ ở phía Bắc Indonesia và được chính phủ Indonesia cùng Cao Uỷ tỵ nạn LHQ chuyển đến Galang làm thủ tục chờ đi định cư. Tại Galang hiện nay còn 503 ngôi mộ thuyền nhân nằm trong nghĩa trang thường được thuyền nhân gọi là khu Galang 3. Khu vực đảo phía Bắc Indonesia, theo ông Adnan Nala, người từng giữ chức vụ Cao Uỷ trưởng khu vực Anambas và Natuna, là nơi gửi xác của hàng thuyền nhân trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến khi các trại tỵ nạn không còn tiếp nhận người vào năm 1989. Trại Galang hiện nay là di tích tỵ nạn cuối cùng của người Việt Nam và người Kampuchia trong khu vực Đông Nam Á. Khu vực này là chứng tích của một quá trình nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc, tự do, giá trị và quyền làm người của 200.000 thuyền nhân và là chứng tích hợp tác nhân đạo của phủ Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc, nhân dân và chính phủ Indoensia cùng nhiều tổ chức từ thiện quốc tế. Những tượng đài, đường xá, các barracks ngày xưa, các văn phòng, v.v… đều còn nguyên vẹn,. Trại tỵ nạn cũ tại Galang xứng đáng là biểu tượng của lòng nhân đạo và là một di tích lịch sử.


Không riêng gì giới doanh nhân và cơ quan quản trị lãnh vực này của chính quyền sở tại, cơ quan BIDA (Cơ quan Phát triển Công nghệ Batam) là cơ quan hành chánh điều hành gần như trọn vẹn mọi dịch vụ của Batam cũng lên tiếng phản đối. Qua Jakarta Post vào ngày thứ tư vừa qua (29-7-2009) Phát Ngôn Viên của BIDA, ông Dwi Djoko Wiwoho, đã tuyên bố thẳng thừng với rằng “nhà cầm quyền Việt Nam đã công kích vấn đề này”. Tuyên bố này là một minh chứng hùng hồn từ giới hữu trách Batam rằng Hà Nội đang can thiệp vào nội bộ doanh nghiệp của Indonesia, Hà Nội đang áp lực chính phủ Indonesia phải dẹp bỏ trại tỵ nạn cũ của người Việt Nam và người Kampuchia tại đảo Galang. Ông Dwi cũng giải thích thêm, vì theo dụng ý chính trị của Việt Nam thì việc để lại cho mọi người thấy hình ảnh trại Galang “là vạch rõ lịch sử đen tối của Việt Nam” và như vậy là có phương hại đến bang giao của hai nước.


Cuối cùng ông Dwi không cho biết khi nào thì việc đóng cửa trại sẽ xảy ra.


Tưởng cũng nên nói thêm ở đây, Việt Nam, một quốc gia mà nhiều bình luận gia Việt Nam và quốc tế đánh giá là tập đoàn tay sai độc tài đảng trị Hà Nội bị Bắc Kinh kiểm soát, đang dần dần dâng nạp toàn bộ lãnh thổ Việt Nam thành một khu vực chư hầu làm nô lê cho Tàu cộng. Việt Nam ngày nay mất dần khả năng kiểm soát biên giới trong đất liền giáp với Trung cộng và mất phần lớn diện tích lãnh hải. Người dân và hàng hóa độc hại Trung Cộng đang ào ạt chuyển qua cửa khẩu nhập vào Việt Nam qua quan hệ “mở cửa biên giới” và tinh thần 16 chữ vàng, hữu nghị lâu dài. Trung Cộng đã chiếm trọn hai đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bắt giữ và đâm chìn tảu đánh cá ngư dân Việt Nam. Việt Nam mất ải Nam Quan, thác Bản Giốc và nhiều cao điểm chiến lược khác tại biên giới Việt Trung. Việt Nam hiện đang dâng nạp Tây Nguyên, đường xương sống chiến lược mà tất cả các nhà quân sự cổ kim Việt Nam đều cho là nếu mất Tây nguyên thì Việt Nam mất. Đường lối lấn chiếm của Tàu Cộng chỉ gặp phải sự phản kháng yếu ớt chiếu lệ của Việt Nam, vì không thể ngậm miệng nín thinh, tệ hại hơn nữa Việt Nam ra lệnh ngăn cấm, bắt bớ và đàn áp tất cả mọi hành động biểu hiện tinh thần yêu nước và giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân trong nước. 700 tờ báo và hàng trăm đài phát thanh đều không có một lời nói khác chủ trương của nhà cầm quyền độc tài đảng trị.


Y hệt cung cách của quan thầy Tàu Cộng, bất cứ sự đóng góp nào của quốc tế hướng về việc nâng cao sinh hoạt tự do dân chủ trong nước đều bị Hà Nội và Bắc Kinh tố cáo là can thiệp vào nội bộ của mình, ngược lại Tàu Cộng và Việt Nam không ngừng một cách sống sượng xen vào chuyện nội bộ của các nước khác. Hành động Việt Nam can thiệp vào vấn đề trại tỵ nạn Galang, một di tích mang tính lịch sử và nhân đạo, trong phạm vi lãnh thổ Indoensia là một thí dụ điển hình. Một hành động nữa, Việt Nam hoàn toàn không hề chú ý hay lên tiếng bảo vệ công nhân xuất khẩu lao động bị áp bức ở nước ngoài, không lên tiếng và không có hành động bảo vệ phụ nữ Việt nam bị bán làm nô lệ tình dục qua các đường dây môi giới hôn nhân, và tệ hại hơn nữa, hàng trăm ngư dân Việt Nam bị Indonesia, Philippines, Malaysia giam giữ cả năm trời đang chờ Việt Nam lên tiếng bảo lãnh nhưng Tòa Đại sứ vẫn làm ngơ và im hơi lặng tiếng. Trong khi đó Việt Nam hoàn toàn nhạy cảm đối với những vấn đề chính trị trong và ngoài nước thẳng tay trấn áp tất cả những sinh hoạt mang hơi hướm chính trị, dù là để tỏ bày lòng yêu nước trong việc giữ gìn quê cha đất tổ.


o0o


Đứng trước âm mưu đen tối nhằm âm thầm xóa bỏ dấu vết tội ác, âm thầm huỷ hoại di tích lịch sử và nhân đạo thế giới của tập đoàn đảng trị và tay sai Bắc Kinh tại Hà Nội, tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) kêu gọi tất cả các Hội đoàn Đoàn thể trong cộng đồng người Việt hải ngoại, giới truyền thông hải ngoại và người Việt yêu Tự do – Dân chủ trong nước:


1- mỗi nơi dựng lên một Tượng đài (Monument) vừa bày tỏ ý nghĩa tưởng niệm đối với nửa triệu người tỵ nạn Việt Nam đã bỏ mình trên hành trình đi tìm tự do dân chủ đồng thời cũng để bày tỏ lòng tri ân của mình đối với chính quyền sở tại và tấm lòng nhân đạo của thế giới đã cưu mang chúng ta tại đệ tam quốc gia.


2- đồng bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với cơ quan BIDA, Phòng Thương Mại và Hiệp Hội các Công ty Du lịch tại Batam qua hình thức email, viết báo, gọi điện thoại trực tiếp để ủng hộ những tổ chức này trong việc gìn giữ và bảo tồn di tích trại tỵ nạn Galang;


3- liên tục liên kết sự kiện Hà-Nội-áp-lực-Indonesia-đóng-cửa-trại-tỵ-nạn-Galang vào:
a. tất cả các hoạt động đấu tranh lên án Hà Nội đàn áp dân chủ tự do, tôn giáo, bắt bớ các nhà đấu tranh cho tự do, nhân quyền,
b. liên kết vào việc vận động và đấu tranh bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ,
c. liên kết đến sự kiện Hà Nội dâng cống biên giới, hải phận, hải đảo cho Tàu Cộng,
d. liên kết với sự kiện lột mạt nạ giả trá khủng bố giết người của Hồ Chí Minh, Đảng CS Việt Nam và tập đoàn tay sai Thái Thú Bắc Kinh tại Hà Nội.


Kính đề nghị Cộng đồng Việt Nam các nơi cùng nỗ lực tiếp xúc với giới chức của Indonesia, với Cao Uỷ Tỵ nạn LHQ và với UNESCO để yêu cầu bảo tồn khu di tích này.


Xin xem thêm chi tiết về trại tỵ nạn cũ tại Galang, về bia tưởng niệm thuyền nhân tại Bidong, Galang và các nơi trên thế giới, cùng những tin tức khác liên quan đến tất những biến cố này tại trang nhà địa chỉ: http://www.vktnvn.com/


Mọi thư từ tin tức liên quan đến sự kiện này xin vui lòng email về địa chỉ admin@avbp.org hoặc tại các trang web nói trên.

Melbourne ngày 1 tháng8 năm 2009

TM. VĂN KHỐ THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

Giám đốc


Trần Đông

Điện thoại: +61 403 578 467 hay 0403 578 467


Trich website: http://www.vnbp.org/


Tài liệu tham khảo:
1- Bản tin thay Thông báo: của VKTNVN v/v Hà Nội áp lực Indonesia đóng cửa trại Galang
2- Batam phản đối lệnh đóng cửa Trại Tỵ nạn Galang. Bản Việt ngữ dịch từ báo Jakarta Post ngày 31 Jul 2009.Bản tiếng Anh của báo Jarkarta Post ngày 31 Jul 09 hay bài linked từ Jakarta Post 31-Jul 2009.3- Batam phản đối lệnh đóng cửa Trại Tỵ nạn Galang. Bản Việt ngữ dịch từ báo Jakarta Post ngày 01-8-2009.Bản tiếng Anh của báo Jarkarta Post ngày 31 Jul 09 hay bài linked từ Jakarta Post 2 Aug 2009.


Nhận định tình hình " quá sơ sài "

Một cựu tù nhân chính trị, từng ngồi tù bốn năm ở Việt Nam, cho rằng những nhà hoạt động vừa bị bắt trong tháng Bảy đã "quá nóng vội".


Ông Nguyễn Khắc Toàn từng ở tù trong bốn năm

Ông Nguyễn Khắc Toàn bị tòa án ở Hà Nội buộc tội "làm gián điệp" năm 2002, sau khi ông chuyển ra ngoài tin tức về các cuộc biểu tình của nông dân.

Năm 2006, ông được trả tự do và vẫn đang sống ở Hà Nội.

Nói chuyện với đài BBC hôm 30/07, sau khi một nhóm dân biểu Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho một số nhà đối kháng, ông Toàn cho rằng những áp lực như vậy từ phía Mỹ "chưa đủ mạnh".

Nguyễn Khắc Toàn: Tôi được biết vừa qua cũng có những áp lực từ chính giới Hoa Kỳ. Ví dụ bà dân biểu Loretta Sanchez vừa giới thiệu ra hạ viện Nghị quyết 672 đòi nhà nước cộng sản trả tự do cho các nhà hoạt động dân chủ. Bà cũng đòi bỏ các nghị định hạn chế quyền tự do dân chủ của người dân, và đặc biệt phải bãi bỏ điều 88 Luật Hình sự.

Nói chung những áp lực này chưa đủ mạnh để buộc Việt Nam nới tay và thả những tù nhân chính trị. Vì nhà cầm quyền đã quá quen thuộc, thậm chí "nhờn thuốc" trước các áp lực đó. Không có tác dụng gì đâu. Nếu Hoa Kỳ muốn Hà Nội thả tù nhân, nới lỏng quyền sinh hoạt dân sự, Hoa Kỳ phải có những bước đi mạnh hơn. Hoa Kỳ đừng sợ Hà Nội gần lại với Bắc Kinh, làm quan hệ Mỹ - Việt căng thẳng hơn.

BBC:Nhưng rõ ràng có quan điểm cho rằng quan hệ giữa hai đảng cộng sản Việt - Trung ngày càng gần gũi. Ông thấy thế nào?

Trong mấy năm qua, những người có quyền lực ở Hoa Kỳ tính toán rằng nếu gây áp lực mạnh với Hà Nội, nhà cầm quyền ở đây sẽ gần Trung Quốc hơn, và điều đó gây bất lợi cho thúc đẩy nhân quyền. Đây là sự tính toán lạc điệu. Tôi cho rằng Hà Nội hiện nay cũng chẳng ưa gì Bắc Kinh vì Trung Quốc đang uy hiếp lãnh thổ Việt Nam. Những người nắm quyền lực ở Hà Nội cũng đang sợ sẽ làm đội ngũ nội bộ trong đảng chia rẽ vì vấn đề Trung Quốc. Vừa rồi bức tâm thư của các vị lão thành cách mạng đã cảnh báo việc gần Trung Quốc không có lợi. Họ cũng thấy nhu cầu dân chủ hóa đời sống trong nước thực sự là cần thiết.

Nhiều đảng viên, công an tôi gặp, họ cũng quay sang chê Trung Quốc là "tham bát bỏ mâm". Tham vài hòn đảo, tham vài cây số trên biên giới phía bắc, nhưng làm vậy, họ khiến nội bộ đảng cộng sản Việt Nam phân hóa thêm. Bằng mặt đấy, chứ không bằng lòng đâu.


Nguyễn Tiến Trung thuộc số những người bị bắt trong tháng Bảy theo điều 88

BBC:Quay lại chuyện những người bất đồng chính kiến. Ông đánh giá ra sao về các vụ bắt giữ gần đây?
Đặc điểm các vụ bắt bớ trong tháng Bảy hoàn toàn khác so với giai đoạn trước. Họ nhắm chủ yếu vào những người nhen nhóm lập ra các đảng phái, hoạt động có tổ chức, có mưu đồ đấu tranh với Đảng trong thời gian ngắn. Phần lớn rơi vào các anh chị em trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm cả về đường đời lẫn hoạt động chính trị.
Những người như chúng tôi nhận định tình hình bây giờ đã cởi nới hơn trước một chút, họ để yên cho những người phát biểu chính kiến độc lập. Dĩ nhiên, từ góc độ hoạt động nhân quyền, tôi và những người chưa bị bắt hoàn toàn phản đối và đòi trả tự do cho những người đó.
BBC:Khi ông nói những người bị bắt còn thiếu kinh nghiệm, phải chăng đã có sự phân hóa trong giới đối kháng chính trị?
Cứ xem những người bị bắt. Lê Công Định rất trẻ, chưa va vấp thực tế. Nguyễn Tiến Trung 26 tuổi, cũng chưa bao giờ bị công an bắt bớ nặng nề như chúng tôi. Nhiều người trẻ khác, chúng tôi còn không biết họ đã hoạt động gì để đến nỗi bị bắt.
Phần lớn những người bị bắt gần đây có chung đặc điểm là họ nhận định tình hình Việt Nam quá sơ sài. Theo ý kiến của tôi, phong trào dân chủ Việt Nam sẽ không đảm đương nổi công việc lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng Màu để chuyển đổi chế độ này sang đa nguyên đa đảng. Việt Nam khác hẳn Đông Âu. Công việc đấu tranh dân chủ ở Việt Nam sẽ chuyển biến theo tình hình bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, và theo sự phân hóa nội bộ đảng cộng sản, buộc họ phải chuyển đổi để bảo vệ chủ quyền đất nước.

Phong trào dân chủ Việt Nam sẽ không đảm đương nổi công việc lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mạng Màu. ( Nguyễn Khắc Toàn )

BBC:Nói cách khác, nếu Việt Nam có một Walesa, Havel, những người đó sẽ là đảng viên cộng sản?
Đúng thế. Tình hình Việt Nam chuyển biến là do nội bộ đảng cộng sản sẽ xuất hiện những Gorbachev, Yeltsin hay [Alexander Nikolaevich] Yakovlev.
BBC:Ý kiến này có phải đánh dấu sự chuyển biến tư tưởng của ông so với trước đây?
Từ trước tới nay, tôi vẫn nhận định phong trào dân chủ Việt Nam sẽ không đảm đương được sự lãnh đạo nhân dân. Nhân dân Việt Nam mấy chục năm qua sống trong chế độ toàn trị, hầu hết đã bị tiêu diệt tinh thần đối kháng, ý chí tự cường quật khởi.
Hiện nay ở Việt Nam không thể xuất hiện một Gorbachev, Yeltsin vì đảng cộng sản đã rút kinh nghiệm từ sự sụp đổ Đông Âu. Chúng tôi chỉ trông chờ thế hệ trẻ nối tiếp thế hệ lãnh đạo già và đương quyền hiện nay, sẽ nhìn nhận ra bối cảnh mới và áp lực trong ngoài nước, để họ tự thay đổi.
BBC:Ông có sợ là người ta sẽ cho những ý kiến của ông mang màu sắc "bênh" nhà nước?
Tôi không hề bênh nhà nước. Tôi đã nói rõ tôi phản đối việc đảng cộng sản đàn áp anh chị em đấu tranh dân chủ thời gian qua, phải trả tự do cho họ. Nhưng số anh chị em vừa rồi bị bắt cũng quá nóng vội, sốc nổi và bồng bột.
Theo BBC